Góc nhìn Phật tử

Lo lắng về nguy cơ diễn ra khủng hoảng nhân đạo ở Đồng bằng sông Cửu Long

Thứ sáu, 03/10/2019 10:02

Cầm máy ảnh đi trên các con đê biển lộng gió, lội trên phố ngập sâu, nhìn cảnh chùa bị tàn phá sập vỡ và cùng các em nhỏ ướt nhem đến trường, dõi theo sát các cảnh báo từ truyền thông, những dòng này được viết không hề vô tư.

 >>Góc nhìn Phật tử

Triều cường khiến nhiều con đường tại Cần Thơ biến thành sông

Triều cường khiến nhiều con đường tại Cần Thơ biến thành sông

Bài liên quan

Về từ ngữ, "khủng hoảng nhân đạo", chỉ tình trạng xấu tác động đến con người  ở tầm mức lớn vượt khỏi sự phòng bị thông thường có sẵn, đòi hỏi sự hỗ trợ khẩn cấp với mức độ nhiều để vãn hồi sự sống bình thường, khủng hoảng ấy có thể từ thiên tai, chiến tranh, dịch bệnh.... Tất nhiên, đây là định nghĩa mang tính cá nhân. Ở Nga có khái niệm "tình trạng khẩn cấp"- theo người viết là một cách chỉ nội hàm "khủng hoảng nhân đạo".

Đồng bằng sông Cửu Long đang hội tụ nguy cơ khủng hoảng nhân đạo

Không chỉ qua cảnh báo từ truyền thông, dân chúng đồng Đồng bằng sông Cửu Long cảm nhận trực quan về sự hội tụ các biểu hiện mà giới khoa học định danh rằng do biến đổi khí hậu gây ra, ngập chưa từng có trong 30 năm qua cùng bão  tố, triều cường tần suất cao và mức độ lớn; đòn bồi nặng ký chính ở sự sạt lở đê biển một loạt tỉnh ở hơn 200 điểm với hàng trăm cây số.

Ngập mọi nơi, ngay trong nội ô các đô thị trung tâm, độ sâu nhiều điểm lên tới 2 mét. Tức sâu hơn cả các con sông rạch cạn ở thôn quê.

"Tổng hợp hình phạt" từ thiên nhiên và do con người gây ra, tình trạng dân chúng đang gánh chịu là chưa có tiền lệ.

Những con số quá kín đáo

Dân chúng trong vùng biết đến các số liệu về tương lai gần đồng bằng có thể bị nhấn chìm, các dự báo khoa học không lạc quan cũng như mức độ sạt lở đê biển bị cố ý che khuất, khiến nguy cơ nhích dần trong âm thầm. Và lỗi ấy không thuộc về dân chúng. Chỉ khi nước đến chân hay đến giường ngủ, các loa truyền thanh mới thông báo.

Đồng bằng sông Cửu Long có nguy cơ chìm dưới nước trong vài chục năm tới.

Đồng bằng sông Cửu Long có nguy cơ chìm dưới nước trong vài chục năm tới.

Nguyên nhân

Bài liên quan

Sau giải phóng, khu vực Đồng bằng sông Cửu Long diễn ra sự tàn phá môi trường lớn hơn rất nhiều sự tàn phá của chiến tranh khốc liệt trước đó kéo dài dằng dặc, vùng rừng niệt đới ngập mặn nhanh chóng bị xóa sổ hay "cơ bản" xóa sổ cho những mục đích rẻ tiền như làm củi hay chế tác đồ mộc hạng bình dân, phổ thông; cái giả ấy rẻ hơn triệu lần nếu so với khoảng trống để lại và chi phí khôi phục.

Tương tự, mọi tài nguyên bị vét sạch khiến sự mất cân đối sinh thái, môi trường diễn ra và hậu quả đang thấy, hay đã thấy từ lâu. Tình trạng khai thác cát trầm trọng và công khai ở hạ lưu sông Mê Kông, cùng sự can thiệp dòng chảy ở thượng lưu và trung lưu sông này, phía Trung Quốc và các quốc gia láng giềng tạo nên bức tranh bất ổn lớn khó lường khó kiểm soát từ mạch sống muôn đời này của khu vực sông Mê Kông.

Nguồn nước ngầm bị rút cạn bởi hàng vạn đội khoan giếng thô sơ và vô chính phủ ở khắp hang cùng ngõ hẹp, việc khoan một giếng nước đã tối giản chi phí đến khó tin và tự do! Các quy định chi li về bảo vệ môi trường nằm ngoan ngoãn trên giấy.

Nguy cơ khủng hoảng nhân đạo

Nước dâng cao, đê vỡ, lụt lội vào tận nội ô các thành phố thị xã, hạ tầng bị tàn phá, hoạt động sống - sản xuất - thương mại đình trệ hay giảm nhiều sản lượng, năng suất, dịch bệnh phát sinh do điều kiện sống… Nếu không có phép màu hay biện pháp đủ mạnh, đủ tầm từ nhà nước hay quốc tế, hay biến dịch có lợi từ tự nhiên, một khủng hoảng nhân đạo ở Đồng bằng sông Cửu Long sẽ diễn ra khi có diễn biến đồng loạt quá sức phòng vệ của hệ thống phòng vệ tại chỗ, do ngưng động lưu thông sinh hoạt, thiếu lương thực thực phẩm, thuốc và thiết bị y tế, điện... Viễn cảnh chính xác là cận cảnh ấy không hề từ tưởng tượng hay thêu dệt phá hoại, chỉ đơn giản là tổng hợp tình hình từ các nguồn công khai và trực quan tại chỗ người viết là công dân vùng đồng bằng này từ  bé.

Mực nước đầu nguồn sông Cửu Long đang lên, lũ trên các sông có khả năng đạt báo động 1.

Mực nước đầu nguồn sông Cửu Long đang lên, lũ trên các sông có khả năng đạt báo động 1.

Ám ảnh năm Thìn bão lụt

Dân gian Đồng bằng sông Cửu Long hãy còn lưu truyền câu chuyện thiên tai kinh hoàng vào năm Thìn (Giáp Thìn 1904) - bão lụt tàn phá vùng đồng bằng đem theo rất nhiều sinh mạng dân lành, có lẽ việc tra cứu thông tin về thiên tai này không khó do sự tương tác  tiện lợi rất nhiều nguồn  nay từ công nghệ thông tin và các nguồn chia sẻ có quá nhiều.

Hy vọng
Bài liên quan

Mới đây Thủ tướng chính phủ đã thị sát tại các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long và chỉ đạo tại chỗ biện phải hàn gắn đê biển, bảo vệ bờ biển phía Tây bằng kè cứng đê mềm, cùng con số sẽ giải ngân cho dự án này từ trung ương là 2.000 tỉ đồng. Đây là một trong những  nỗ lực ứng cứu Đồng bằng sông Cửu Long.

Hàng loạt thông tin nhạy cảm đã được loan báo cung cấp cho dân chúng biết. Đây cũng là nét mới. Hệ thống cứu trợ và dân chúng được đánh động cảnh báo yêu cầu ở tư thế sẵn sàng.

Phật giáo không ngoài cuộc

Giáo hội phật giáo Việt Nam là nhân tố chính trong các hoạt động cứu trợ nhân đạo cùng các tôn giáo khác, các tổ chức nhân đạo từ thiện trong và ngoài nước. Các cơ sở Phật giáo trong vùng không hề bên ngoài  tác động đang đề cập và là đối tượng chịu ảnh hưởng cùng dân cư vùng. Một tâm thế chủ động đương nhiên cần.

Cầm máy ảnh đi trên các con đê biển lộng gió, lội trên phố ngập sâu, nhìn cảnh chùa bị tàn phá sập vỡ và cùng các em nhỏ ướt nhem đến trường, dõi theo sát các cảnh báo từ truyền thông, những dòng này được viết không hề vô tư.

Một khủng hoảng nhân đạo- tình trạng khẩn cấp ở Đồng bằng sông Cửu Long phải được nghĩ đến và nghĩ nhiều. Đó là khi chiến dịch cứu trợ không chỉ dành cho vài chục hay vài trăm người hay mấy tấn hàng hóa, vài mảnh đời bất hạnh… Tình trạng đòi hỏi sự chuẩn bị rát nhiều và chuyên nghiệp hơn trong công tác cứu trợ nhân đạo.

SOS.

loading...