Góc nhìn Phật tử

Lòng tự ái trong cuộc sống

Thứ ba, 08/04/2020 05:15

Trong cuộc sống, không ít lần chúng ta từng gặp những người tự ái. Họ có mặt ở khắp nơi trong công sở, ngoài chợ, trong làng xóm, và có khi họ xuất hiện và sống chung với chúng ta. Những người này, thoạt đầu ta chưa biết tính nết của họ, có thể làm họ tổn thương.

Vì sao người Việt hay hiếu thắng vì những lý do tự ái, lặt vặt, đánh mất đại cục

Họ hay giận hờn, trách móc. Nếu hiểu biết về tâm tính của họ thì ta dễ dàng ứng xử. Còn nếu ta cũng là người tự ái thì thật là khổ cho cả hai người, có khi mang không khí nặng nề đến cho cả gia đình và dẫn theo một số hệ lụy về sau. Vì vậy, chúng ta cần nhận biết về tính tự ái trong mình và của người khác, và áp dụng những điều Phật dạy để từng bước dẹp bỏ tính tự ái này.

Thế nào là tự ái? Nó có mang đến lợi ích hay đau khổ cho chúng ta không? Và lòng tự ái có phải là vấn đề lớn trong xã hội hay không? Chúng ta sẽ tìm hiểu sau đây.

Chữ “tự” ở đây là bản thân. “Ái” là yêu. Có nghĩa là họ yêu thương bản thân mình, cho mình là hay, là tốt, tự nhiên giận dỗi khi có ai đó nói đến những tật xấu của mình. Nói theo kiểu bình dân là “nổi khùng khi đụng đến tim đen”. Đức Phật dạy không có ai trên đời này yêu bản thân mình hơn chính mình yêu mình. Người có lòng tự ái cũng vậy. Họ yêu bản thân của họ và họ muốn chiếm lấy tất cả những thứ tốt về mình, những lời ca tụng về mình; còn bằng ngược lại thì nổi tâm sân hận, có khi còn hận thù không thể tha thứ được.

Vì tự ái, nên ít ai muốn làm bạn, chia sẻ, góp ý, giúp đỡ chúng ta khi ta gặp những khó khăn trong công việc và cuộc sống.

Vì tự ái, nên ít ai muốn làm bạn, chia sẻ, góp ý, giúp đỡ chúng ta khi ta gặp những khó khăn trong công việc và cuộc sống.

Vô ngã hay không có linh hồn

Xưa kia, xóm tôi ở vui lắm. Lâu lâu là họ hát cho nhau nghe cả tuần, mà không thấy mệt gì hết. Hôm đó, có con gà trống nhà bà hàng xóm nuôi gần hai năm. Rồi tự dưng biến mất không một lý do. Bà buồn rầu, thui thủi một mình đi kiếm. Bỗng dưng, bà thấy quá trời lông gà ở sau nhà hàng xóm. Lúc đó, máu dồn lên tới não và sôi ở 100 độ, và dường như không ai có thể cản phá được cơn bão giật cấp 18-19. Bước ra đầu ngõ, bà chửi lung tung hết, ám chỉ nhà hàng xóm ăn trộm gà nhà bà. Bà kia tự dưng nghe bị chửi, cũng nổi máu ra tiếp. Thế là hai bà chửi nhau. Hai bà cãi lộn ghê khiếp lắm. Những chuyện xấu của nhau cả trăm năm cũng được mấy bà lôi ra hết, chửi ba đời dòng họ các kiểu, đến nỗi mồ mã của tổ tiên cũng được khai quật để mấy bà làm đề tài. Cả xóm không ai dám can vì sợ bị vạ lây. Chỉ vì một con gà bị mất, mà cả xóm bị nghe hai bà hát cả tuần liền.

Ta thấy rằng lòng tự ái của họ quá lớn, luôn cho mình là đúng, và luôn tức giận khi cái tôi của họ bị đụng chạm. Trong Phật giáo có nói về bản ngã, nó cũng là yếu tố then chốt để tạo nên lòng tự ái của con người. Trong Khổ đế, đức Phật có dạy về “oán tắng hội khổ”, nghĩa là ghét nhau mà gặp nhau là khổ. Người ta khi tự ái đã dâng trào, thì gặp mặt nhau là ghét, không muốn cùng sống, cùng làm việc, gây chia rẽ.

“Chớ gần gũi người yêu

Trọn đời xa kẻ ghét

Yêu không gặp là khổ

Oán phải gặp cũng đau”.

Còn trong Phật giáo, người tự ái khó có thể phát triển trên đường đạo, vì họ không chịu nhìn nhận những sai lầm của bản thân, chấp kiến, giữ chặt những cái thấy biết của mình.

Còn trong Phật giáo, người tự ái khó có thể phát triển trên đường đạo, vì họ không chịu nhìn nhận những sai lầm của bản thân, chấp kiến, giữ chặt những cái thấy biết của mình.

Vô ngã và tánh không trong cuộc sống

Trong gia đình cũng vậy, khi bất hòa, cãi vã, vợ chồng, con cái dễ to tiếng, hoặc ẩu đả. Người ta thường nói, lấy nhau về là vui ba tháng, buồn ba năm, khổ cả đời.

Khi ta sống với lòng tự ái quá cao, thì mọi người muốn gần gũi, nói chuyện chi với ta cũng không được. Người có lòng tự ái, họ luôn cho mình là giỏi. Họ nhìn những người xung quanh không khác gì côn trùng, con dế, không đáng cho họ đạp. Sự hiểu biết của họ như hạt cát giữa sa mạc, mà cho mình là số một. Rồi những góp ý chân thành, hay những lời nói thẳng thắng về những sai phạm của họ, họ không chấp nhận đúng sự thật mà luôn tìm cách che giấu, không cầu tiến, không khắc phục những thói hư tật xấu của mình. Nếu những người góp ý là những bậc thiện tri thức mà họ không màng đến, thì họ càng thể hiện sự thiếu hiểu biết của mình. Ta thấy rằng tri thức của nhân loại vô cùng lớn, không ai dám nói có thể biết hết được. Do đó, sự góp ý, chia sẻ sẽ giúp cho ta mỗi ngày càng hoàn thiện mình hơn. Không cố gắng khắc phục những nhược điểm của mình, dẫn đến hậu quả thất bại trong công việc. Vì tự ái, nên ít ai muốn làm bạn, chia sẻ, góp ý, giúp đỡ chúng ta khi ta gặp những khó khăn trong công việc và cuộc sống.

Người đời tự ái cao nhưng học giỏi vẫn được lên lớp. Tự ái họ tuy cao nhưng có bằng tiến sĩ, giáo sư, họ vẫn đi giảng dạy và kiếm việc dễ dàng. Còn trong Phật giáo, người tự ái khó có thể phát triển trên đường đạo, vì họ không chịu nhìn nhận những sai lầm của bản thân, chấp kiến, giữ chặt những cái thấy biết của mình.

“Kẻ thù hại kẻ thù

Oan gia hại oan gia

Không bằng tâm hướng tà

Gây ác cho tự thân”.

Lòng tự ái càng cao thì nó tỷ lệ thuận với bản ngã, cố chấp càng lớn trong mình.

Lòng tự ái càng cao thì nó tỷ lệ thuận với bản ngã, cố chấp càng lớn trong mình.

Vô ngã là tinh hoa của đạo Bụt

Lòng tự ái càng cao thì nó tỷ lệ thuận với bản ngã, cố chấp càng lớn trong mình. Ai cũng có lòng tự ái. Quan trọng là chúng ta có chịu nhìn nhận, quán xét nó với một tâm thức của người học Phật hay không, để dần dần dẹp bỏ tánh tự ngã, tự ái của mình. Làm được vậy, ta như góp một viên đá lớn trong công trình xây dựng tòa Bồ-đề đạo quả. Song trong hiện tại, dẹp bỏ tánh tự ái, ít ra ta cũng giúp được cho cuộc sống của mình và mọi người ngày một tốt đẹp hơn.

> Xem thêm video: Tác hại của lời nói dối:

loading...