Góc nhìn Phật tử

Lung linh Tà Pạ

Thứ bảy, 29/11/2019 07:59

Chúng tôi rời hồ Tà Pạ đế tiếp tục leo lên đỉnh đồi để mục sở thị chùa Chưn Num. Với độ cao trên 50 mét, từ chùa chúng tôi được ngắm toàn bộ thị trấn Tri Tôn tại tháp Phật Thích Ca vừa mới xây xong theo kiến trúc của người Khmer rất đẹp.

>>Phật tử có thể đọc thêm loạt bài về chùa Việt  

Bài liên quan

Không hiểu sự so sánh có khập khiểng chăng khi nhiều du khách đến huyện Tri Tôn (An Giang) đều cho rằng vùng đất nầy xứng đáng với tên gọi “Đà Lạt” miền Tây bởi có hồ Tà Pạ lung linh huyền ảo; có chùa Chưn Num (còn gọi chùa Tà Pạ) để du khách ngắm cảnh ruộng đồng, núi non, phố xá từ xa trong gió se se lạnh quanh năm; trong tiếng chuông chùa trầm mặc, có những con dốc sỏi đá quanh co rất nên thơ.

Em Trương Hoàng Tú Chinh, sinh viên trường Đại Học An Giang nhận xét: “Chúng em thường đến đồi Tà Pạ (thuộc xã Núi Tô) trong những ngày nghỉ để chiêm ngưỡng cảnh đẹp và đón nhận bầu không khí trong lành, thanh tịnh từ đồi cao. Ai đến đây cũng thấy lòng nhẹ nhõm, thư thái rất lạ thường”.

IMG_7772
Bài liên quan

Về sự có mặt của hồ Tà Pạ, nhiều người dân quanh vùng cho biết: Đây là vùng khai thác đá trước đây đã để lại những hồ nước đá vôi rất sâu, riêng hồ Tà Pạ có chiều sâu bình quân đến 17 mét, nước trong xanh quanh năm; xung quanh hồ là những khối đá vôi khổng lồ cùng với những lọai cây hoang dại mọc xen lẫn trong những kẻ đá khiến hồ nầy vừa đẹp, vừa huyền bí rất lạ lùng. Nước hồ trong và mát, cây cối xung quanh in bóng làm cho hồ như một mặt cẩm thạch khổng lồ. Hồ được bao quanh bởi các chỏm đá cao thấp không đều, nhiều cột đá mang hình thù kỳ dị, độc đáo.

Điều đáng tiếc là hiện nay là Hồ Tà Pạ chưa được quản lý bởi các cơ quan chức năng nên đường đến hồ còn rất xấu khiến nhiều du khách ngán ngại. Cạnh đó tại đây vẫn chưa có các dịch vụ tiện ích như: chụp ảnh, ăn uống, bơi xuồng tham quan hồ… thay vào đó là các biển cấm, biển cảnh báo hố sâu…Và thỉnh thoàng mới có một số đoàn làm phim, các dịch vụ chụp ảnh cưới mới đến đây quay phim, chụp ảnh. Nhiều người còn tự đặt cho chiếc hồ xinh đẹp cái tên rất mỹ miều “Tuyệt Tình Cốc”.

IMG_7812

Ông Trần Văn Tốt, ngụ TPHCM tiếc nuối kể: “Không khai thác cảnh đẹp thiên nhiên tại đây quả là một sự lãng phí bởi rất khó tìm được một hồ đá vôi tuyệt đẹp đến vậy ở Nam bộ

Bài liên quan

Chúng tôi rời hồ Tà Pạ đế tiếp tục leo lên đỉnh đồi để mục sở thị chùa Chưn Num. Với độ cao trên 50 mét, từ chùa chúng tôi được ngắm toàn bộ thị trấn Tri Tôn tại tháp Phật Thích Ca vừa mới xây xong theo kiến trúc của người Khmer rất đẹp. Cụ thể là quang cảnh cánh đồng to lớn đầy chim bay với nhiều cây Chà là to lớn; xa xa là núi Cô Tô hùng vĩ nên thơ hữu tình với khá nhiều câu chuyện tâm linh. Đây hồ Tà Pạ trong xanh mời gọi du khách xa gần.

Nếu như trước đây người bản xứ thường lên đồi Tà Pạ để du ngoạn hay đến thưởng ngoạn, thắp hương tại chùa vào những ngày nghỉ, lễ, tết thì nay du khách đến đây quanh năm khiến khu du lịch nầy trở nên tất bật nhộn nhịp.

IMG_7832
Bài liên quan

Chỉ cách TP Long Xuyên, TP Châu Đốc xấp xỉ 60 km, KDL Tà Pạ đang là điểm dừng chân rất kỳ thú cho du khách gần xa. Và nếu có nhiều thời gian, mọi người còn có thể thưởng thức một số món ăn ngon quanh đồi như: đu đủ đâm; gà “đốt”; bánh xèo Khme Me; bánh bò nướng, bún mắm bò hóc Tri Tôn….Và với những ai đam mê du lịch thì có thể tiếp tục cuộc khám phá làng nghề uốn tầm vông; làng chẻ đá; thăm KDLTS cấp quốc gia “Đồi Tức Dụp”, “Hang đá trước mắt”…

Giữa những bộn bề cuộc sống, Tà Pạ chính là điểm đến lý tưởng để con người tìm lại những phút giây thư giãn thoải mái với cảnh non xanh nước biếc và không khí làng quê yên bình, tĩnh lặng. Ai đã từng có tuổi thơ sinh sống ở miền quê thì khung cảnh Tà Pạ sẽ là bức tranh phản chiếu, giúp con người gợi nhớ lại những hồi ức yên bình đã sống.

loading...