Góc nhìn Phật tử

Mô hình chữ “Thân”: Hòa hợp, đoàn kết là những ý nghĩa tốt đẹp mà chúng ta cần giữ gìn

Thứ hai, 08/02/2022 02:37

“Thân” là một trong bốn chữ mà người đệ tử Phật cần phải tu tập rèn sửa để đạt được giải thoát, gọi là pháp tu Tứ niệm xứ.

Tại vị trí góc trái của sân Chính Điện, là hình ảnh nổi bật của chữ “Thân”, trong tiểu cảnh trang trí bằng những cây hoa cúc được trồng trên các khung hình khối bằng tre.

“Thân” là một trong bốn chữ mà người đệ tử Phật cần phải tu tập rèn sửa để đạt được giải thoát, gọi là pháp tu Tứ niệm xứ.

Hoa cúc là biểu tượng cho lòng thuỷ chung và đoàn kết; tre là biểu tượng cho con người Việt Nam chất phác, mộc mạc, kiên trung. Tiểu cảnh giữa tre và hoa cúc tạo thành chữ “Thân” gửi đến cho du khách thông điệp mong cho mọi người sống hoà hợp, đoàn kết, nắm tay nhau đưa đất nước phát triển, nhưng luôn giữ nét đẹp văn hoá truyền thống của dân tộc.

Mô hình chữ Thân được trang trí vô cùng ấn tượng và lung linh tại sân chính điện chùa Ba Vàng trong dịp Tết Nguyên Đán, năm Nhâm Dần

Mô hình chữ Thân được trang trí vô cùng ấn tượng và lung linh tại sân chính điện chùa Ba Vàng trong dịp Tết Nguyên Đán, năm Nhâm Dần

Tu “Thân” đối với người đệ tử Phật, luôn phải quán biết về sự thật của thân này là bất tịnh từ nơi chín khiếu. Thân này bị vô thường, già, bệnh, chết chi phối, từ đó dứt trừ đi sự tham đắm sắc mình, sắc người. Do sự giác ngộ về sự thật của thân, nên hành giả tu tập dễ dàng kiểm soát được các hành động của thân, ngăn trừ các việc ác, sinh khởi các việc thiện, đoạn trừ các dục trên thân để đắc thành giải thoát.

Tiểu cảnh này cũng nhằm nhắc nhở người đệ tử Phật tại gia phải sống đời sống đạo đức, giữ gìn những nét đẹp của dân tộc; đệ tử xuất gia chăm chuyên quán niệm thân để đạt được giải thoát làm chỗ nương tựa, đem đến hạnh phúc cho thế gian.

Theo phẩm 225 trong kinh Pháp Cú, Đức Phật có chỉ dạy:

"Bậc hiền không hại ai,

Thân thường được chế ngự,

Ðạt được cảnh bất tử,

Ðến đây, không ưu sầu".

loading...