Góc nhìn Phật tử

Mối tình tri kỷ giữa thầy và trò

Thứ sáu, 10/10/2019 01:46

Nhưng có ai sẽ không phải là thầy? Tuy còn trẻ, tuy mình mới là sa di, sa di ni, hay tân tỳ khưu, tân tỳ khưu ni, nhưng “cái phần” của người tu nó bắt buộc mình phải lớn lên, rồi mình cũng phải thu nhận đệ tử, phải trở thành ông thầy.

 >>Phật pháp và cuộc sống

Giữa thầy với trò thường có một mối tình. Mối tình này được làm bằng chất liệu gọi là tương ứng, tương cảm. Tình này không có chất liệu của sự vướng mắc. Tình này cũng có sự ngọt ngào, nhưng nó được làm bằng chất liệu của hiểu biết, của thông cảm. Khi một người hiểu được mình thì tự nhiên mình cảm thấy biết ơn người đó, dù người đó là học trò của mình, hay là con của mình. Từ cái hiểu đó nó phát sinh ra một thứ tình. Vì vậy mà ta nói tình đó được làm bằng chất liệu của sự đồng tâm tương ứng.

Giữa thầy với trò thường có một mối tình. Mối tình này được làm bằng chất liệu gọi là tương ứng, tương cảm. Tình này không có chất liệu của sự vướng mắc.

Giữa thầy với trò thường có một mối tình. Mối tình này được làm bằng chất liệu gọi là tương ứng, tương cảm. Tình này không có chất liệu của sự vướng mắc.

Bài liên quan

Trong kinh Pháp Hoa có câu chuyện một ông thầy thuốc rất giỏi, có nhiều con. Trong khi ông đi xa, ở nhà các con ông ăn nhằm những thức ăn độc nên lăn ra ngã bệnh. Đứa thì mửa, đứa thì ho, đứa thì đau bụng, đứa thì đau đầu, nhức mỏi, đủ hết các triệu chứng của độc tố. Khi người cha về, thấy các con đau đớn như vậy thì ông tùy theo bệnh trạng của từng đứa mà cho thuốc.

Có một số con của ông chấp nhận thuốc và uống thì lành bệnh. Những đứa khác không chịu uống thuốc, hỏi tại sao lại phải uống thuốc? Cha mình đang ở đây, nếu mình có mệnh hệ nào thì cha mình sẽ cứu, không cần uống thuốc! Cho nên chúng vẫn tiếp tục bị đủ thứ bệnh, và bệnh tình càng ngày càng nặng!

Cuối cùng ông cha nghĩ rằng: Có mình ở đây thì các con không chịu uống thuốc, chi bằng mình đi chỗ khác thì họa may chúng mới chịu uống. Vì vậy ông ra đi, và nhắn tin về là ông đã chết! Lúc đó mấy đứa con mới hết ỷ lại, mới chịu uống thuốc, và mới lành bệnh.

Có nhiều vị đệ tử cũng vậy. Khi thầy đang sống với mình thì không chịu thực tập những điều thầy dạy. Có người tiếp nhận và thực tập ngay những điều thầy dạy, nên đạt được sự chuyển hóa, và an lạc ngay trong thời gian ở với thầy. Có người lại nói thuốc của thầy mình hay thật, nhưng đâu cần uống bây giờ, mai mốt uống cũng được. Uống thuốc thì phải cữ ăn cái này, cữ ăn cái kia! Thôi, để hôm nay mình ăn cái này, ăn cái kia cho sướng miệng đã, rồi mai mốt uống cũng không muộn. Đó là lập luận của những người không chịu uống thuốc.

Trong số các đệ tử của tôi, có người cũng nghĩ như vậy. Ăn thua là mình học được pháp môn, mai mốt thực tập thì đâu có muộn! Hình như mình đã nắm được pháp môn đi thiền hành rồi, hình như mình đã nắm được pháp môn thở và làm mới rồi. Bỏ túi cái đã, mai mốt rồi thực tập. Vì vậy mà họ không chuyển hóa, không lành bệnh. Cho nên ông thầy rất rầu! Nhiều khi ông nghĩ giống hệt như ông thầy thuốc kia: Hay là mình phải đi nơi khác, hay mình phải chết đi thì học trò mình mới chịu thực tập!

Chữ tri kỷ ở đây có nghĩa là someone who really understands you (một người thật sự hiểu bạn).

Chữ tri kỷ ở đây có nghĩa là someone who really understands you (một người thật sự hiểu bạn).

Bài liên quan

Đó là tâm sự chung của những ông thầy. Nhưng có ai sẽ không phải là thầy? Tuy còn trẻ, tuy mình mới là sa di, sa di ni, hay tân tỳ khưu, tân tỳ khưu ni, nhưng “cái phần” của người tu nó bắt buộc mình phải lớn lên, rồi mình cũng phải thu nhận đệ tử, phải trở thành ông thầy. Mà hễ làm thầy là sẽ bị đau khổ vì học trò! Tại vì học trò có những người chịu thực tập những điều mình dạy, nhưng có những người không chịu thực tập. Có những người học trò chỉ cần những cái rất nhỏ, như sự chăm sóc, sự ngọt ngào của thầy thôi! Họ không biết rằng cái quan trọng nhất, quý hóa nhất mà mình có thể tiếp nhận từ thầy, không phải là sự chú ý, sự ngọt ngào, sự săn sóc nho nhỏ của thầy, mà là mối tình lớn kia, sự săn sóc lớn kia, sự ân cần, thương tưởng, sự tâm niệm mỗi ngày để cho học trò mình lớn lên, để cho học trò mình có thể nối tiếp được sự nghiệp của chánh pháp.

Họ không chịu tiếp nhận những cái đó để thực tập, mà chỉ đòi hỏi những cái nho nhỏ! Được thầy chú ý một chút, được thầy cưng thêm một chút, được thầy nói một câu ngọt ngào, được thầy săn sóc chút xíu. Mình chỉ cần những thứ thường tình, rơm rác như vậy thôi, mà không biết cái mà thầy muốn trao truyền cho mình, nó lớn hơn, nó quí trọng hơn cái đó nhiều lắm.

Chữ tri kỷ ở đây có nghĩa là someone who really understands you (một người thật sự hiểu bạn).

loading...