Chùa Việt

Một ngày đặc biệt ở khu văn hóa tâm linh Xiêm Cán, Bạc Liêu

Thứ sáu, 30/11/2018 01:38

Một ngày đầu đông, tôi đã có dịp khám phá văn hóa và tâm linh ở một vùng cận biển ngoại ô thành  phố Bạc Liêu, Xiêm - Cán cùng với trải nghiệm đặc biệt thú vị ở Dicovery.

Về hành chính, chính xác gọi nơi ấy là xã Vĩnh Trạch Đông- cách trung tâm thành phố Bạc Liêu, "theo" Google map- chừng 12 cây số

Cận biển, vùng đất giồng cát với đặc sản nhãn nổi tiếng. Vùng đất đã có nhiều đổi thay đáng chú ý như: Qui hoạch và chuyển đổi kinh tế, phân phối lao động tự nhiên và do tác động từ vận hành kinh tế thị trường, theo một chị tạp hóa tại chỗ, thanh niên đang sức về các khu công nghiệp và thành phố lớn nhiều.

Những vườn nhãn nhiều năm tuổi đã trở thành nơi thu hút du khách và để giữ nhân dáng cho vùng du lịch. Tôi mải miết nhìn những gốc nhã của các hộ dân thế nhưng tiếc là không có cơ hội nếm được vị ngọt nhãn miệt bậc Liêu như dự định.

Xiêm - Cán, chốn cộng cư ba dân tộc Kinh - Hoa- Khmer trong hòa trộn văn hóa, kiến trúc, tín ngưỡng.... Trong một ngày, tôi viếng Ngôi Chùa Ông Bổn của bà con người Hoa, Tịnh xá Ngọc Phước ... thuộc Ni giới khất sỹ Việt Nam và đồng thời cũng là ngôi chùa nổi tiếng thuộc Phật giáo Nam Tông Khmer, Chùa Xiêm - Cán. Đặc biệt tôi đã có cơ hội thăm cây xoài 334 năm tuổi thuộc sự quản lý của Chùa Ông Bổn.

Quá trình hình thành cộng đồng dân cư ven biển Bạc Liêu ở đây có thể thấy qua lược sử các ngôi chùa và sự tồn tại của những tán xoài cổ thụ thách thức thời gian. Ở chùa Ông Bổn, tôi đọc lược sử về dòng người  gốc Trung Hoa bài Thanh phục Minh từ Quảng Đông sang đồng bằng sông Cửu Long, những họ tộc đầu tiên đến vùng Xiêm - Cán này.

Lùi lại lâu hơn, mạch nước ngọt sâu bên dưới lòng đất nuôi gốc xoài cóc, nơi có chú hổ lành quẩn quanh và nghĩa địa hình thành xung quanh gốc xoài ấy, nơi bạt ngạt lau sậy cây dại, chúng kiến  biến dịch tự nhiên của biển bồi dần, cơi nói đất liền ra ngoài biển xanh xa xa kia...

Chùa Xiêm - Cán là một quần thể kiến trúc Nam Tông Khmer trãi trong không gian khá rộng, có cây thốt nốt, nhiều  sao dầu và đủ các hạng mục công trình đặc trưng của một ngôi chùa Phật Nam Tông Khmer lớn, vẫn còn khối công trình bằng gỗ có từ cuối thế kỷ XIX, chứng tích ngày khai sơn tạo tự vào năm 1887.

..Một ngày ở Xiêm- Cán, Bạc Liêu, trôi qua thật đặc biệt ...

Đến đây tôi có duyên đảnh lễ thượng tọa Dương Lượng, Trú trì Chùa Đìa Chuối, đang có mặt nơi đay vì phật sự, hân hoan. Lại kết bạn cùng hai cô gái đến từ Thành phố Cần Thơ đến đây từ một ý tưởng khám phá, chúng tôi hầu chuyện Thượng tọa Dương Lượng bên tách trà nóng, mạn đàm Phật pháp.

Cận biển phương Nam một ngày, gió lộng, ba lô trên vai, có đoạn tản bộ trên đường, qua những rặng nhãn già, hướng ống kính ra những cánh quạt quay tít tạo năng lượng, những khuôn hình chụp khu điện gió vượt qua  vạt cây ven đường, liếp rau, vuông tôm..khá thú vị. Đương nhiên, đến đây khó bỏ qua cơ hội nếm tài nấu ăn của các chị người Khmer, hàng rong dễ thương ở vùng quê.

Một ngày đặc biệt trôi qua thật nhanh với bao kỷ niệm đáng nhớ....

loading...