Kiến thức

Năng lực bất tư nghị của danh hiệu Phật

Thứ ba, 13/05/2023 03:00

Danh hiệu Nam Mô A Di Đà Phật sẽ lọc sạch phiền não trong thân tâm người niệm Phật. Nhờ xưng niệm sáu chữ hồng danh, hành giả nhìn thấy cảnh vật bên ngoài đúng như bản thể thực chất của chúng, không còn bị chúng chi phối, do đó điều phục thân tâm và không còn móng khởi tâm phân biệt.

Trong số tám vạn bốn ngàn pháp tu chỉ có pháp môn Niệm Phật là thù thắng đệ nhất, cứu cánh đệ nhất, hữu hiệu và siêu việt nhất. Đó là lời dạy của Đức Thích Ca. Sự nhất tâm niệm Phật bao gồm cả hai phần Sự và Lý:

- Nhất tâm về Sự là không trụ vào một niệm nào khác,

- Nhất tâm về Lý là thể nhập vào thực tướng của Phật, hành giả dần dần thành tựu chánh định Như Lai và tự nhiên phát sanh Tuệ Giác Không Tánh.

Niệm Phật để tâm được hướng thiện

3

Danh hiệu Nam-mô A-di-đà Phật sẽ lọc sạch phiền não trong thân tâm người niệm Phật. Nhờ xưng niệm sáu chữ hồng danh, hành giả nhìn thấy cảnh vật bên ngoài đúng như bản thể thực chất của chúng, không còn bị chúng chi phối, do đó điều phục thân tâm và không còn móng khởi tâm phân biệt.

Trong khi niệm Phật, nếu gặp bất cứ thanh trần nào cũng đừng để tâm vào, cứ tiếp tục niệm Phật. Đó là danh hiệu Phật đang tuôn chảy liên miên bất tận thành một dòng tâm mà mỗi sát na đều hiển hiện Chân Như Tánh…Tiếp tục hành trì niệm Phật như thế, chẳng bao lâu thì Tánh Nghe cũng không còn. Khi ấy, Phật trí tự nhiên tỏa rạng, danh hiệu Phật vẫn tương tục, không gián đoạn. Thuật ngữ Phật học gọi là Vong sở, có nghĩa không còn nghe thấy tiếng mình niệm Phật. Cũng nói là Niệm, vô niệm, niệm khi không còn phân biệt năng niệm với sở niệm nữa. Đó là khi hành giả đã chứng ngộ ngũ uẩn là không, ngã kiến ngã chấp bị lọc sạch, thân tâm trở nên quang minh thường tại, chiếu suốt mười phương pháp giới. Nói cách khác, tri kiến giác ngộ của hành giả trở nên đồng đẳng với tri kiến giác ngộ của chư Như Lai.

Chúng sanh vô minh vì lý do chấp ngũ uẩn làm thân và tâm thật của mình. Năng lực nhiệm màu của pháp môn niệm Phật chuyển hóa dần dần vô minh thành viên giác theo tiến trình: Biết tất cả các pháp đều như huyễn, nhất thiết pháp giai không, biết là huyễn, là không tất sẽ ly. Ly huyễn tức là giác. Danh hiệu Phật hòa tan căn, trần, thức và tất cả đều nhập vào Viên Giác Tánh, cũng gọi là Hư Không Tạng, Vô Cấu Tạng, Tịch Tịnh Tạng. Hành giả dần dần thành tựu Chánh Định Như Lai, tự nhiên phát sanh Tuệ Giác Không Tánh. Nói vắn tắt: Niệm sanh Tịnh, Tịnh sanh Định và Định sanh Huệ.

Tuệ Giác Không Tánh đạt tới mức hết sức Thanh Tịnh, gọi là Vô Cấu Thức hay Bạch Tịnh Thức, tiếng Sanskrit là A-mạt-la thức (thức thứ 9, cao hơn A-lại-da thức). Trong Kinh Vô Lượng Thọ, Đức Thích Ca bảo: Này A-Nan ! Đức Phật Vô Lượng Thọ oai thần quang minh tối tôn đệ nhất, quang minh của chư Phật chẳng bằng ! (3) (còn tiếp)

Chú thích: (3) Danh hiệu của đức A-di-đà: Trong Kinh Vô Lượng Thọ, Đức Thích Ca bảo A-Nan: Này A-Nan ! Đức Phật Vô Lượng Thọ oai thần quang minh tối tôn đệ nhất, quang minh của chư Phật chẳng bằng. Kinh Vô Lượng Thọ nói Đức A-di-đà có 13 Phật danh, ngoài tên Vô Lượng Thọ Phật còn 12 tên khác đều có chữ quang ở sau, có nghĩa là ánh sáng chứng tỏ oai thần quang minh của Đức A-di-đà có đặc tính tối tôn đệ nhất:

1- Vô Lượng Quang Phật 2- Vô Biên Quang Phật

3- Vô Ngại Quang Phật 4- Vô Đối Quang Phật

5- Diệm Vương Quang Phật 6- Thanh T ịnh Quang Phật

7- Hoan Hỷ Quang Phật 8- Trí Huệ Quang Phật

9- Bất Đoạn Quang Phật 10- Nan Tư Quang Phật

11- Vô Xứng Quang Phật 12- Siêu Nhật Nguyệt Quang Phật

loading...