Góc nhìn Phật tử

Nghe bác sĩ Nguyễn Gia Khanh “thuyết pháp”

Thứ sáu, 19/02/2019 03:23

Sau chặng dài di chuyển, chúng tôi dừng ở Cần Thơ và nghỉ một đêm ở TP. HCM, sau đó đoàn chúng tôi có dịp đến thăm bác sĩ Nguyễn Gia Khanh. Bác sĩ Gia Khanh và phu nhân là cô Phương - một nữ điều dưỡng thâm niên, tiếp chúng tôi thân mật với mâm cơm gia đình ấm áp

>Tin tức Phật giáo nổi bật

Bài liên quan

Bác sĩ Nguyễn Gia Khanh có tư gia khiêm cung ở đường  Nguyễn Ái Quốc - Biên Hòa, chốn nghỉ ngơi hưu trí sau một đời dấn thân phụng sự y đạo ở Bệnh viện tâm thần Trung ương II.

Sau chặng dài di chuyển bằng chiếc ô tô KIA nhỏ nhắn, dừng ở Cần Thơ và nghỉ một đêm ở TP. HCM, đoàn chúng tôi có mặt trong ngõ nhỏ, trước ngôi nhà có những cây trạng mơn mởn xanh như lá trầu! Bác sĩ Gia Khanh và phu nhân là cô Phương - một nữ điều dưỡng thâm niên, tiếp chúng tôi thân mật với mâm cơm gia đình ấm áp.

Vị bác sĩ nguyên trưởng khoa phục hồi chức năng bệnh viện tâm  thần Trung ương 2 không phải tín đồ của một tôn giáo nào, cả đời ông làm khoa học và chuyên môn. Nhưng ông am tường tôn giáo, nói về Đạo Phật ở mức khiến tôi là một phật tử cũng phải ngỡ ngàng. Đấy là lĩnh vực Phật học ứng học mang tính khoa học cao.

Bác sĩ Nguyễn Gia Khanh

Bác sĩ Nguyễn Gia Khanh

Ông nói về "sự bất toại" của đời sống nhân sinh - như phát biểu của khoa học tâm  lý về ngưỡng thỏa mãn tăng mãi không ngừng nghỉ của từng chủ thể. Và khi ý thức về tính chất ấy, con người  tự điều chỉnh tâm lý để thích nghi cân bằng cho chính mình trước áp lực cuộc sống, khát vọng và khả năng. Nho học  đề cập sự tiết chế bản thân, Phật giáo nhấn mạnh đời sống khổ hạnh tự kiểm soát cao.

Bác sĩ Khanh tâm đắc với hình ảnh ví von về cơ chế cảm xúc của thần kinh con người, như sợi dây đàn hồi co dãn trước tác động môi trường sống, các xung động tâm lý.

Trong những ca bệnh ông từng can thiệp điều trị hay tư vấn, sự tháo gỡ những rối nhiễu trong tâm các bệnh nhân nhất là giới nữ được ông tiến hành tinh tế cẩn trọng và hiệu quả, điển hình câu chuyện bút đàm thành công khiến một bệnh nhân nữ cấm khẩu lâu năm cởi lòng tâm sự.

Vị bác sĩ ấy phụng sự tha nhân bằng y đức và "thuyết pháp" đúng tinh thần Phật giáo theo cách riêng, cho dù như đã nói ông không phải  một Phật tử. Đời cần những lương y như thế, Phật giáo cần những phật tử âm thầm như thế.

Mong ông luôn an  lành như phước báo cho những gì đã phụng sự.

loading...