Góc nhìn Phật tử

Nghề chọi gà và nghiệp sát sinh

Thứ ba, 05/10/2020 08:07

Theo lý luận nhà Phật, mỗi trận đấu gà, có sát thương, có chết, các bên đã huân tập nghiệp sát sinh và phải chịu trả quả khi chín muồi.

Cái giá phải trả của việc sát sinh hại vật

Chọi gà, trong Nam gọi “đá gà”, có trong lịch sử văn hóa dân gian Việt Nam, trò chơi được cho rằng cổ xúy tinh thần thượng võ, thú tao nhã mạnh mẽ…

Ngày xưa, trò chọi gà thịnh, có lưu trong sách vở. Có sách dạy coi gà hay dở, cách chọi, các loại gà…

Ngày nay, chọi gà bị biến tướng thành một dạng cờ bạc có cỡ và có qui định xử lý trong luật hình sự. Tội phạm liên quan chọi gà ở miền nam khá nhiều, mức phạt hành chính, phạt tiền, phạt tù cũng cao.

Hình ảnh hai chú gà trong một trận đấu. Ảnh: Internet.

Hình ảnh hai chú gà trong một trận đấu. Ảnh: Internet.

Cận cảnh chọi gà ăn tiền

Dân chơi gà chuyên nghiệp, biết chọn gà, chăm gà, làm cựa gà…luôn có trong tay đàn gà trống với nhiều hạng và lịch chọi gà khắp nơi, ở các trường gà có khi khá xa.

Đá “cựa chốt” tức dùng chính cựa sẵn có của gà chọi, đá rất lâu mới ngã ngũ vì mức sát thương thấp. Đá cựa sắt kết thúc nhanh có khi trong vòng dưới một phút sau một cú đá trúng đích, cựa sắt bén ngót đâm trọng thương khiến gà chết hay bỏ chạy, thau cuộc.

Cựa sắt thực ra làm bằng thép tốt, chế tác công phu bởi người có nghề và có giá bán có khi khá cao cho một cặp cựa. Có cựa dao dẹt mỏng bén như dao lam, cựa tròn nhọn và không bén hay cạnh. Khi thương lượng trước trận đấu, dựa trên cân nặng, độ hay dở (thành tích) có thể có “chấp” tức bên yếu hơn được trang bị cựa tốt hơn theo một công thức có tính qui ước: một tròn một dao, một tròn hai dao… Có thể có một chú gà mang hai cựa dao bén ngót, đối phương chỉ có một cựa dao và một cựa tròn hay chỉ hai cựa tròn… Cựa được “tròng” vào chân gà bằng băng keo quấn nhiều lớp thật chặt.

Chọi gà và nghiệp sát sinh

Một trận trọi gà được trang bị cựa sắt trong một trận đấu.

Một trận trọi gà được trang bị cựa sắt trong một trận đấu.

Vì sao phải giữ giới không sát sinh?

Không phải phóng đại, làm lớn tội cho một thú tiêu khiển có trong dân gian nghìn năm, quả thực chọi gà ngày nay rất tàn nhẫn, gieo trong tâm thức người chơi người xem sự hiếu chiến, kích động bên cạnh tính ăn thua tiền bạc có khi rất lớn cũng đầy máu sát phạt như trò đỏ đen.

Mục đích một trận chọi gà đẫm máu thực nhẫn tâm: mỗi cú nhảy trong tiếng reo hò phấn khích, có khi cựa gà đâm sâu dính chặt, máu me lênh láng trên sân, hai bên gỡ cựa mang gà ra lau chùi phun nước rồi cho đá tiếp. Gà chết tại trận giãy đành đạch trong sự hả hê của bên này và sự thất vọng bên kia…Cựa sắt các loại cùng tính cờ bạc đã phá hủy nét văn hóa tao nhã ngày cũ của một thú chơi dân gian.

Theo lý luận nhà Phật, mỗi trận đấu gà, có sát thương, có chết, các bên đã huân tập nghiệp sát sinh và phải chịu trả quả khi chín muồi. Ý thức say máu kết tập trong não người chơi tính ác, rồi hình ảnh máu me trên trường gà, sinh mệnh con gà xấu số… hết thảy kết tạp nên nghiệp. Không phải giết người mới sát sinh, mọi sinh vật đều có sinh mệnh và quyền sống, biết đau đớn, có thân phận trong luân hồi…

Như vậy, bên cạnh tội hình sự của luật đời, chơi gà phạm một trong ngũ giới, Phật tử nhất thiết tránh và khuyên người khác tránh để khỏi tạo nghiệp xấu ác tăng trưởng theo thời gian.

loading...