Góc nhìn Phật tử
Nghịch lý ngày Nhà giáo Việt Nam (Phần 2)
Thứ hai, 23/11/2019 09:56
TS. Việt lập công ty TNHH Giáo Dục Hòa Nhập Cộng Đồng Cho Trẻ Khuyết Tật lúc ông 62 tuổi. Ông sống cùng các cháu 24/24, 7/7 trên một chiếc phản trải chiếu dưới đất.
>>Phật tử có thể đọc thêm loạt bài về Tâm Việt
Chị Đỗ Thị Cúc mẹ của bạn Đỗ Hà Chi chia sẻ, nếu Tâm Việt xấu như vậy thì hai năm vừa rồi con tôi có ở đó hay không? Tôi xin nghỉ việc bởi vì tôi trầm cảm nặng. Nuôi con tám năm trời không một đêm ngủ được. Tôi còn nói với bố mẹ mình rằng: nếu không vì bố mẹ thì con ôm nó nhảy xuống sông chết rồi! Bởi vì con mà cả nhà khổ.
(https://drive.google.com/file/d/1o0Y-_LFNmS72CPtuebmkCpfJOEQa3XRo/view?usp=sharing)
Ông Nguyễn Bá Oanh, bố bạn Nguyễn Bá Phúc chia sẻ, Tâm Việt đi đâu con tôi đi đó:
Anh T.Q, cha của em Quang Minh, 23 tuổi, một trong những em tự kỷ lớn nhất ở Trung tâm Tâm Việt, chia sẻ, gia đình anh đã đưa con đi rất nhiều trung tâm can thiệp tự kỷ, các bệnh viện tâm thần ở Việt Nam và nước ngoài, nhưng hiệu quả không như ý muốn, khi con anh lớn dần, tới trên 15 tuổi thì vô cùng khó khăn, không nơi nào muốn nhận, cuộc sống gia đình đảo lộn. Hành trình tìm nơi học, nơi can thiệp cho con trai quả thực vô cùng mệt mỏi, gia đình anh không nhớ nổi đã đưa con đi tới nơi thứ n nào.
May mắn thay, cuối cùng anh tìm được trung tâm Tâm Việt đồng ý nhận con trai khi cháu đã trên 20 tuổi. Qua 4 tháng học tập trung, cháu đã tiến bộ trông thấy. Anh rất mừng vì phương pháp huấn luyện của Tâm Việt khá phù hợp với con anh.
Tuy nhiên, nỗi vui mừng của anh T.Q, cũng như của phụ huynh 40 em tự kỷ đang tin tưởng gửi gắm ở Tâm Việt, đã lụi tàn bởi quyết định trớ trêu vào đúng Ngày Nhà giáo 20 tháng 11 năm 2019 này. Một nghịch lý như vậy, vẫn có thể xảy ra trong thời hòa bình, khi nó không hoàn toàn xuất phát từ tình người, sự thấu hiểu, bao dung, và lòng tin.
Học sinh hàm ơn gọi Ts Phan Quốc Việt là thầy của những người thầy. Ông là chủ biên bộ sách “Thực hành kỹ năng sống”, Nhà xuất bản giáo dục Việt Nam đã tái bản lần thứ 6, khoảng 5 triệu bản đã bán. Nhờ bộ sách này mà ông được hội đồng kỷ lục công nhận là kỷ lục gia. Ông đã đào tạo cho hàng chục nghìn giáo viên trên cả nước về phương pháp giảng dạy kỹ năng sống.
Ngày 01/11/2019 Ban Bí thư ra chỉ thị Số 39-CT/TW về tăng cường sự lãnh đạo. Chỉ thị nêu rõ “Có cơ chế, chính sách khuyến khích sự tham gia của khu vực ngoài nhà nước đầu tư cho các mô hình phi lợi nhuận chăm sóc người khuyết tật, nhất là người khuyết tật nặng, đặc biệt nặng, phụ nữ, trẻ em khuyết tật, người khuyết tật cao tuổi. Tạo điều kiện cho tổ chức của người khuyết tật có đủ năng lực tham gia thực hiện các dịch vụ công của Nhà nước”.
Ts Phan Quốc Việt là một nhà khoa học cao tuổi (sinh 14.02.1954), ông lại bị khuyết tật (mắt phải mù bẩm sinh, mắt trái bị thay thủy tinh thể). Năm 2014 khi một phụ huynh mang một bé trai đến rơm rớm nước mắt nói với ông rằng “14 năm nay em đã mang con đi khắp các bệnh viện, khắp các trường học mà bệnh của cháu ngày càng nặng hơn, ngày càng tăng động, tự cắn mình nát tay… chả bao giờ ngồi yên một chỗ, luôn la hét, chả đâu nhận cháu học quá 3 tháng cả”. Cũng chính vì khuyết tật bẩm sinh gặp nhiều khó khăn trong cuộc sống nên ông rất đồng cảm với người khuyết tật, ông đã nhận cháu. TS. Việt lập Công ty TNHH Giáo Dục Hòa Nhập Cộng Đồng Cho Trẻ Khuyết Tật lúc ông 62 tuổi. Ông sống cùng các cháu 24/24, 7/7 trên một chiếc phản trải chiếu dưới đất. Ngày thì tập cho chúng, quan sát, tối thì 2, 3 giờ sáng đã lọ mọ trên youtube vừa học tiếng Anh vừa nghiên cứu về bệnh thần kinh để giúp các con. TS. Phan Quốc Việt cùng các thầy cô đã tìm ra phương pháp độc đáo để đào tạo trẻ tự kỷ thành kỷ lục gia, thành biệt tài tí hon.
Chỉ thị 39 nêu rõ “...hỗ trợ, tạo điều kiện phát huy năng lực của người khuyết tật và các tổ chức người khuyết tật để làm tốt vai trò đại diện, tập hợp, đoàn kết, là cầu nối giữa người khuyết tật với Đảng, Nhà nước; bảo đảm kết hợp chặt chẽ, hợp lý giữa phát triển kinh tế với phát triển văn hoá, xã hội, thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội, hướng tới một xã hội không rào cản đối với người khuyết tật”, thế mà, nhiều người yêu trẻ bằng cách bêu riếu thành tích của những người khuyết tật cưu mang nhau. Ngày 26/8/2018 Hội đồng Liên Minh Kỷ lục Thế giới (WorldKings) công nhận Nội Dung Vua (Content is King) cho TS Phan Quốc Việt về "Phương pháp đào tạo & huấn luyện thành công giúp trẻ tự kỷ thành Kỷ lục gia".
Ông chưa được Nhà nước cấp cho một đồng kinh phí nào, mà còn suốt ngày bị đuổi như đuổi tà, vì không ai chịu được con cháu ông, suốt ngày la hét và đập phá. Từ giữa năm 2018 đến nay ông con đã phải chạy từ Hoài Đức xuống Phú Xuyên, lên Vĩnh Phúc, sang Từ Sơn và 30/9/2019 về Đông Anh chưa ấm chỗ thì nhân dịp ngày Hiến chương các Nhà giáo, trên tinh thần triển khai chỉ thị 39-CT/TW về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác người khuyết tật “Đề cao trách nhiệm và sự chủ động của các tổ chức của người khuyết tật trong việc triển khai thực hiện các nhiệm vụ, các phong trào, các cuộc vận động trong người khuyết tật. Thường xuyên giới thiệu, tuyên truyền để nhân rộng trong cả nước những tấm gương tiêu biểu vượt khó vươn lên của người khuyết tật, những cách làm hay trong hoạt động của các tổ chức của người khuyết tật’’, chỉ thị chưa khô mực thì ngày 19/11/2019, trước ngày 20/11, Sở Lao động TB&XH Hà Nội quyết định Công ty TNHH Tâm Việt giáo dục, hòa nhập cộng đồng cho trẻ khuyết tật phải chấm dứt hoạt động!
>>Quý độc giả có thể theo dõi bài viết Nghịch lý ngày Nhà giáo Việt Nam (Phần 1) tại đây.