Kiến thức

Người niệm Phật có cần phải niệm thêm chú?

Chủ nhật, 26/08/2023 10:10

Có nhiều người cho rằng trì chú, bái sám rất linh nghiệm. Trì chú, bái sám là Phật pháp sơ cấp, niệm “A Di Đà Phật” là Phật pháp cấp cao nhất, rốt ráo nhất, hai thứ không thể so sánh được.

Audio
“A Di Đà” ba chữ là mật ngữ, tức là mật chú, là Chú trong các loại Chú.

“A Di Đà” ba chữ là mật ngữ, tức là mật chú, là Chú trong các loại Chú.

Vì thế cổ nhân thường nói: “niệm kinh bất như niệm chú, niệm chú bất như niệm Phật” (tụng kinh không bằng trì chú, trì chú không bằng niệm Phật.) Niệm Phật là đệ nhất.

Niệm câu “A Di Đà Phật” dễ hơn nhiều so với niệm Chú Đại Bi. Nước Đại Bi rất linh, nước thánh của A Di Đà càng linh nghiệm hơn. Đó là thật, không phải giả. Linh hay không linh, lý đều ở “nhất tâm”, do đó nhất tâm không thể nhị dụng cùng lúc (không thể sử dụng cả hai).

“A Di Đà” ba chữ là mật ngữ, tức là mật chú, là Chú trong các loại Chú. Có người hỏi: “Người niệm Phật có còn cần phải niệm Chú Lăng Nghiêm, Chú Đại Bi, Chú Vãng Sanh…? Phải biết “A Di Đà Phật” là vua của các loại Chú. Niệm “A Di Đà Phật”, thì không cần niệm những thứ Chú đó nữa, vì đã bao quát trong câu Chú vua này.

Từ đó có thể hiểu được, thì ra câu “A Di Đà Phật” là tổng tựa đề của bao nhiêu điển tích sách vở. Do đó, quý vị niệm được câu danh hiệu này thì Chú gì cũng đã niệm, một thứ cũng không sót. Quý vị niệm chú khác, chỉ niệm được một phần, để sót quá nhiều; còn niệm tổng tựa đề (đề mục) thì đã niệm hết toàn bộ.

loading...