Góc nhìn Phật tử

Người tu không giàu cũng chẳng nghèo

Thứ hai, 31/07/2021 11:01

Chúng ta cần quán chiếu và thay đổi nhận thức sâu sắc về vấn đề giàu nghèo người tu sĩ. Và nhớ rằng, cây mục có gốc, nhà dột có nơi, chớ đánh đồng cả một tập thể Tăng già vì lý tưởng trọn đời khoác áo ca sa, vì luôn gắng sức giữ gìn giáo lý Phật đà.

Tôi vẫn con nhớ lời Thầy dạy: "Phật ở các nước sao thật có phước, Trung Hoa, Nhật Bản... thì toàn thờ trong lâu đài điện các; Phật Thái Lan thì dát vàng khắp thân... sao Ông Phật Việt Nam thật vô phước, toàn muốn Phật thanh bần, chân đất, vấn y phấn tảo..."

Một bộ phận quan kiến xã hội từ lâu luôn chụp mũ và qui kết Phật giáo phải nghèo khổ và thanh bần. Nhưng kỳ thực Phật Thích Ca Mâu Ni đã từ bỏ hai cực đoan, một trong hai cực đoan đó là "khổ hạnh"; đạo Phật chọn con đường TRUNG ĐẠO TÙY DUYÊN mà Sư ông Vạn Đức vẫn hay dạy là "không cầu cũng không từ"; tức đúng pháp mà nhận bố thí cúng dường, nhận nhiều cúng dường hơn mình cần thì san sẻ với người kém phước hơn.

Nhìn sang các Tôn Giáo bạn thật phát triển rực rỡ màu sắc, tinh thần nhập thế lan xa. Còn Phật giáo thì từ lâu xã hội bắt buộc phải nghèo khỗ thanh bần, mà thử hỏi khi nghèo khổ thanh bần thì làm sao Duy Ma Cật hay Ngọc Lâm Quốc Sư vào nơi thượng lưu hóa độ.

Mà ngôi chùa chẳng của riêng ai mà là ngôi nhà tâm linh tập thể qua nhiều thế hệ trao truyền.

Mà cốt tủy đạo Phật thì đâu phải giàu hay nghèo mà là GIẢI THOÁT, giải thoát tâm ma khỏi phiền não buộc ràng.

Mọi tư duy suy nghĩ không ngoài mục tiêu góp phần phát triển ngôi nhà Tâm linh trường tồn theo thời gian.

Mọi tư duy suy nghĩ không ngoài mục tiêu góp phần phát triển ngôi nhà Tâm linh trường tồn theo thời gian.

Các tình huống xuất gia

Có một lần tôi đặt mua chiếc thông y (áo đi đường màu sậm quí thầy mặc ra đường) trên một trang mạng, tôi thật bất ngờ khi Chiếc Thông Y Màu Nâu bình thường lại rẻ hơn cái áo Bá Nạp hệt như Tế Công hay mặc. Vì sao mắc hơn vì áo bá nạp đó may cực hơn, phải rã vải ráp lại mà thành, nên tốn công hơn, mắc hơn. Lúc đó tôi thắc mắc, "mặc áo này làm gì", "ai mặc áo đó...?" Sau này tôi mới hiểu, Phật tử thích nhìn chư tăng thanh bần, vì thấy vậy là "chân tu". Mà giáo lý đạo Phật đâu kiu xã buông kỳ cục vậy, xã buông là xã buông PHIỀN NÃO TRONG TÂM, chứ đâu phải ăn mặc lượm thượm là xã buông.

Tự dưng xem xong hình chiếc áo "bá nạp" bá đạo đó tôi tự cười một mình và tự hỏi "có khi nào Phật tử cúng áo lán áo trơn, mình trả lời thôi thầy mặc không quen, thầy tu hành nên mặc áo thô áo vá thôi... chắc Phật tử lạy lục bội phục lắm..."

Đến khi tôi sang Ấn học thì tìm hiểu các Tôn giáo thời kỳ đức Phật tại thế, mới thấy ra tư tưởng xã buông, thanh bần, khổ hạnh như trên giống y hệt Kỳ Na Giáo (Jainism). Đang đầy đủ vật chất, xã buông hết, đừng nói mặc áo rách, thậm chí không mặc đồ và trần truồng, lấy tro bôi vào người. Và dân Ấn họ cũng tin theo đông lắm vì đơn giảng đó là "chân tu".

Nói vậy không phải hủy bán chư Tôn túc một đời sơn lâm phạm hạnh. Ví như Cụ Tổ Hội Xá, pháp hiệu Thanh Bích một đời nâu sồng, giới đức tinh nghiêm, đến khi niết bàn mà vẫn di chúc mồ đất cỏ xanh, bón thân cho cây cỏ. Đấy là công hạnh một đời xả li của Tổ sư thì lại khác. Còn nói đây là những vị thanh bần không đưa đến giải thoát, mà chỉ đơn giản là một style ăn mặc cực chất và Phật tử cho rằng đó là tu. Từ nền tảng đó, tư tưởng suy rộng cho rằng Phật giáo phải thanh bần, áo rách... và hệ lụy là ngôi chùa nào vừa xây lên mang tầm vóc quốc tế thì gọi là hoang phí, không lo bố thí người nghèo v.v... mà họ đâu biết rằng ngày xưa Phật Thích Ca cũng nhận hai chiếc ca sa kim tuyến đế cùng chúng Tăng chứng minh công đức cho Di mẫu Kiều Đàm. Chùa to chùa nhỏ hôm nay chính là LƯU TRUYỀN CHÁNH PHÁP, PHÁP THÍ MUÔN ĐỜI HẬU LAI. Pháp phục chư Tăng thiên hoa ánh vạng cũng là hòa cùng thị hiếu thế gian, để diễn bày nghĩa pháp. Để rồi khi tắt lửa, canh tàn thì món ăn vẫn là canh rau, đâu phụ, chiếu giuờng vẫn đơn sơ trong khuôn khổ ngay từ tám giới thuở sadi đã thực hành.

Chúng ta cần quán chiếu và thay đổi nhận thức sâu sắc về vấn đề giàu nghèo người tu sĩ.

Chúng ta cần quán chiếu và thay đổi nhận thức sâu sắc về vấn đề giàu nghèo người tu sĩ.

Lâu lâu lại vài hình ảnh Tăng Ni tích trữ, sử dụng tài vật nhiễm ô thế sự thì vội đánh đồng hai tiếng "người tu". Chứ kỳ thực vài hạt bụi còn vướng trong góc khuất sao nỡ bỏ đi hành trạng chư Tổ quét sạch cấu bẩn cả một chiều dài lịch sử.

Vậy nên chúng ta cần quán chiếu và thay đổi nhận thức sâu sắc về vấn đề giàu nghèo người tu sĩ, chiếc y kim tuyến của người tu, chùa to Phật lớn. Và nhớ rằng, cây mục có gốc, nhà dột có nơi, chớ đánh đồng cả một tập thể Tăng già vì lý tưởng trọn đời khoát áo ca sa, vì luôn gắng sức giữ gìn giáo lý Phật đà. Mọi tư duy suy nghĩ không ngoài mục tiêu góp phần phát triển ngôi nhà Tâm linh trường tồn theo thời gian.

loading...