Kiến thức

Nguồn gốc của chiếc áo Cà sa

Thứ hai, 01/01/2022 03:07

Cà sa, có phiên âm tiếng Phạn là Kasaya, tên đầy đủ là Cà sa duệ. Theo đó Cà sa không có nghĩa là quần áo hay y phục, mà là khái niệm chỉ sự bạc màu, đơn điệu, chỉ những vật đã cũ kỹ hư nát.

Vậy nên hoàn toàn có thể đoán biết được rằng Kasaya có ý chỉ thứ y phục đơn giản đến vô cùng, không màu mè, cốt chỉ để che thân chứ không phô trương. Phần nào đó khiến người ta thấy được nội hàm giản dị, khiêm nhường của Cà sa và những người khoác lên mình tấm áo Cà sa.

Sở dĩ gọi là tấm áo, vì Cà sa thực chất không phải là một loại áo hay y phục như thường thấy. Đó là sự chắp vá kết nối, của nhiều mảnh vải với nhau.

Cà sa, có phiên âm tiếng Phạn là Kasaya, tên đầy đủ là Cà sa duệ.

Cà sa, có phiên âm tiếng Phạn là Kasaya, tên đầy đủ là Cà sa duệ.

Có thể nói đến sự tích về sự ra đời của chiếc áo Cà sa như sau:

Ban đầu, tăng đoàn của Đức Phật có y phục không khác gì so với các tôn giáo truyền thống khác, vậy nên các đệ tử của Phật nhìn chung vẫn chưa có sự nhận diện khác biệt. Thấy vậy, đức vua của vương quốc Ma Kiệt Đài (Magadha), ngài Tần-Bà-Sa-La (Bimfbisala) cũng là một trong những đệ tử của đức Phật đã đề nghị được phục trang khác so với những tôn giáo và những người khác (dù là người thường) để dễ dàng nhận ra. Phật thấy những thửa ruộng được đê kè thẳng tắp hình chữ nhật, Phật đã nói với ngài A-nan-đà theo mẫu ruộng ấy mà may áo cho tăng đoàn. Vậy là chiếc áo Cà sa mang hình dáng những thửa ruộng hình chữ nhật đã được hình thành. Cũng vì vậy mà trong tiếng Hán, Cà sa được hiểu là cát triệt y, điền tướng y, tức là chiếc áo hình thửa ruộng.

Hay cũng có một tích khác nói về sự ra đời của chiếc áo Cà sa như sau. Xưa kia, các nhà sư và những người tu hành theo trường phái khổ tu, nhận bố thí. Họ ăn mặc rất kham khổ để thể hiện sự tôn trọng, tầm đạo và khiêm nhường. Các nhà sư phải đi nhặt những mảnh vải vụn, tấm khăn rồi đem về tự nhuộm màu, chắp vá lại để làm thành tấm vải lớn khoác lên. Và hiện tại, một số tu viện tại Srilanka hay Mianma vẫn giữ lại truyền thống đó. Cho thấy ý nghĩa của chiếc áo Cà sa không gì hơn là sự giản gị, đơn sơ.

Pháp phục, nét đẹp của người tu sĩ

Cà sa không có nghĩa là quần áo hay y phục, mà là khái niệm chỉ sự bạc màu, đơn điệu, chỉ những vật đã cũ kỹ hư nát.

Cà sa không có nghĩa là quần áo hay y phục, mà là khái niệm chỉ sự bạc màu, đơn điệu, chỉ những vật đã cũ kỹ hư nát.

Tùy vào sự khác biệt về văn hóa, điều kiện thời tiết, phong tục tập quán, trường phái Phật giáo mà có sự đa dạng về màu sắc của Cà sa, như các nhà tu hành Ấn Độ khoác Cà sa màu vàng cam đậm, Trung quốc có màu vàng trên áo có kẻ những ô vuông chữ nhật đỏ lấp lánh, Cà sa của người Nhật lại là màu trắng, Hàn Quốc có màu xanh lá trà, màu xanh nhạt, nâu sẫm, vàng sẫm của người Việt Nam,…

loading...