Hỏi - Đáp

Nhân duyên tồn tại của Ma Vương Ba Tuần là như thế nào?

Chủ nhật, 11/03/2024 12:00

Hỏi: Ma Vương Ba Tuần nói với Thế Tôn: “Thời kỳ mạt pháp sẽ sai ma con ma cháu của ông ta đến phá hoại Phật pháp”, xin hỏi đây là nguyên nhân gì?

Hỏi: 

Trong khi Lão pháp sư giảng Kinh có nói “Phật và Ma là một không không phải hai, người giác là Phật, kẻ mê là Ma”. Xin hỏi khi Thế Tôn trụ thế, nhân duyên tồn tại của Ma Vương Ba Tuần là như thế nào?

Đáp:

Ma Vương là đại biểu cho mặt Mê, Phật là đại biểu cho mặt Giác, Mê và Ngộ không như nhau. Mê Ngộ này là ở trong lục đạo, ngoài lục đạo chỉ có Giác, không có Mê.

Mê thì họ mới có thiện ác, mới có sự xuất hiện của ba đường thiện và ba đường ác, vậy là bạn sẽ hiểu, Ma Vương là ở trong lục đạo luân hồi, vì sao họ biến thành Ma?

Phước báo lớn, hành thiện tu phước phước báo lớn. Vì sao biến thành Ma? Chưa đoạn được phiền não, tham sân si mạn rất nặng, họ tu phước, họ đoạn ác tu thiện, họ tu phước nhưng họ không giác. Giác thì họ thuộc về bên Phật, họ không giác thì thuộc về bên Ma, Ma là đến như vậy, cho nên Ma có đại oai đức, có đại phước báo.

Ảnh minh họa.

Ảnh minh họa.

Hỏi: 

Ma Vương Ba Tuần nói với Thế Tôn: “Thời kỳ mạt pháp sẽ sai ma con ma cháu của ông ta đến phá hoại Phật pháp”, xin hỏi đây là nguyên nhân gì?

Đáp: 

Nguyên nhân này, tôi nghĩ bạn chỉ cần bình lặng mà suy nghĩ một chút thì bạn sẽ hiểu rõ thôi, nói chung không gì ngoài đố kỵ, chướng ngại. Khi Thích Ca Mâu Ni Phật còn tại thế, Ba Tuần nhìn Phật không vừa mắt, vì sao vậy?

Tiếng tăm của Phật quá lớn, vượt qua ông ta, chúng sanh cung kính đối với Thích Ca Mâu Ni Phật vượt qua ông ta, cúng dường cũng nhiều hơn ông ấy.

Tham sân si mạn của ông ta chưa giảm bớt, ông không phải là “Siêng tu Giới Định Huệ, diệt trừ Tham Sân Si”, ông ta là gì? Ông đúng là siêng tu Giới Định Huệ nhưng chưa diệt trừ tham sân si, cho nên Giới Định Huệ của ông ta biến thành phước báo, biến thành phước đức.

Mục đích của siêng tu Giới Định Huệ trong Phật pháp là để dứt trừ tham sân si, cho nên cái thành tựu là công đức, cái thành tựu là trí huệ, không như nhau.

loading...