Kiến thức

Nhân quả giết hại động vật

Thứ sáu, 26/04/2021 11:05

Thấp hơn con người là thú vật. Giết thú vật cũng là hành vi tước đoạt sự sống, thế nên trước hết nó cũng là một tội. Tuy nhiên, tùy theo giá trị của con vật mà tội và phước sẽ được phân biệt cụ thể.

Đức Phật nhờ tu chứng nên mới thấy rõ sự tác hại lớn lao do nhân giết hại gây ra, nên Ngài đã hướng dẫn và khuyên nhủ mọi người không được giết hại là vì tâm từ rộng lớn, thương tưởng tất cả chúng sinh.

Đức Phật nhờ tu chứng nên mới thấy rõ sự tác hại lớn lao do nhân giết hại gây ra, nên Ngài đã hướng dẫn và khuyên nhủ mọi người không được giết hại là vì tâm từ rộng lớn, thương tưởng tất cả chúng sinh.

Nhân quả trong nhà Phật

Ví dụ người ta giết một con chó để lấy thịt đãi bạn bè. Cái phước ở đây là làm cho bạn bè một bữa ăn ngon miệng (nhưng nếu có uống rượu quậy phá thì tính sau). Cái tội ở đây là giết một con vật trung thành và thông minh. Cái phước kia không bù nổi cái tội này. Rồi cái đau khổ của con vật bị giết sẽ trở thành cái đau khổ của người giết ở mai sau.

Trường hợp con người nuôi súc vật để chuyên lấy thịt như bò, heo, gà... cái phước ở đây là tạo ra thực phẩm cho con người. Còn cái tội ở đây là sự giết hại mạng sống của con vật, gây đau khổ cho con vật khi mổ thịt, đồng thời thịt của súc vật cũng dễ gây bệnh cho người dùng như tim mạch, ung thư, nhiễm thú tính. Cái phước kia không bù nổi cái tội này.

Các nhà khoa học đã nghiên cứu thành công thịt nhân tạo và nhiều xí nghiệp đã chế biến cung cấp cho nhà hàng. Đây là điều đáng khuyến khích. Hơn nữa, các nhà kinh tế cũng tính toán rằng để thu được một ký thịt, người ta phải cho con vật ăn một số ngũ cốc đủ cho nhiều người dân Phi Châu sống qua mấy ngày. Như vậy, rõ ràng sử dụng thịt súc vật làm thực phẩm không có lợi cho con người bao nhiêu.

Những khai thị về nhân quả giúp bạn hết khổ mỗi ngày

Trích sách “Nghiệp và kết quả” – TT. Thích Chân Quang

loading...