Góc nhìn Phật tử

Nhận thức về cuộc đời và chữ khổ của con người

Thứ bảy, 02/12/2019 02:58

Kiếp người mong manh, phù du, tạm bợ và đầy thống khổ tang thương, nhưng dưới ánh sáng của đạo Phật, khổ đau nhưng không hề tuyệt vọng, như từ dưới bùn nhơ vẫn vươn lên những đóa sen thơm ngát tỏa hương dâng cho đời.

 >>Góc nhìn Phật tử

Đạo Phật nhận chân cuộc đời đau khổ là sự thật luôn khống chế tâm thức mọi người, luôn gắn liền với kiếp sống của con người, con người bị ràng rịt và không sao thoát khỏi sự thật thống khổ đó, khổ đau đã do sự kết tập truyền kiếp của mỗi người để tạo thành nghiệp dĩ, khổ đau còn do sự cộng tập của chúng sanh.

Thân người như bọt nước trong bể khổ, ngẫm nghĩ cho cái thân phận nổi trôi trong phù thế, những cánh bèo trôi dạt trong bến mê, bị lạc lối lênh đênh như lục bình trên sóng nước “Khi hiểu ra thì than ôi!”

Thân người như bọt nước trong bể khổ, ngẫm nghĩ cho cái thân phận nổi trôi trong phù thế, những cánh bèo trôi dạt trong bến mê, bị lạc lối lênh đênh như lục bình trên sóng nước “Khi hiểu ra thì than ôi!”

Bài liên quan

Đạo Phật đã đặt trách nhiệm về nghiệp dĩ của mỗi người trong tay chính mỗi người, trong thực tế của hoàn cảnh. Con người không thể lẫn trốn thực tại được và lẫn trốn thực tại chính là chui vào lớp võ vô minh nguy hiểm, tức là đã đầu độc nhận thức để đành buông xuôi theo nghiệp lực, theo vòng xoáy của luân hồi sanh tử, của khổ đau triền miên. Mọi hiện tượng vật lý đều bị nằm trong định luật vô thường, ảo hóa, sanh diệt biến dị, như bóng trăng, bọt sóng, như mộng huyễn bào ảnh.

Như Thiền Sư Vạn Hạnh nói:

“Cuộc đời như áng mây bay

Trăm năm như cái nhướng mày đó thôi”.

Mọi hiện tượng tâm lý đều nhuộm màu thống khổ, đau thương, tuyệt vọng, ý thức bị quay cuồng trong vọng niệm giả tạo, sướng khổ vui buồn, hờn giận yêu ghét … luôn khát vọng để rồi thất vọng và khổ đau triền miên trải dài theo năm tháng, theo nhịp hối hả của thời gian.

“Tuồng huyễn hóa đã bày ra đấy,

Kiếp phù sinh trông thấy mà đau.

Trăm năm còn có gì đâu,

Chẳng qua một nắm cỏ khô xanh rì”.

Khổ đau thật sự theo Phật giáo không phải vì vô thường, mà vì lòng tham ái, chấp thủ. Do lòng tham ái muốn nắm giữ cuộc sống không ngừng trôi chảy biến dịch mà cảm thấy khổ đau.

Khổ đau thật sự theo Phật giáo không phải vì vô thường, mà vì lòng tham ái, chấp thủ. Do lòng tham ái muốn nắm giữ cuộc sống không ngừng trôi chảy biến dịch mà cảm thấy khổ đau.

Thân người như bọt nước trong bể khổ, ngẫm nghĩ cho cái thân phận nổi trôi trong phù thế, những cánh bèo trôi dạt trong bến mê, bị lạc lối lênh đênh như lục bình trên sóng nước “Khi hiểu ra thì than ôi!”

“Mùi phú quý nhữ làng xa mã,

Bã vinh hoa lừa gã công khanh.

Giấc nam kha khéo bất bình

Bừng con mắt dậy thấy mình tay không”.

Tuy người đời thấy vô thường là khổ nhưng họ lại chấp chặt vào lòng khát ái và tự ngã, nên khổ đau thì lại thở than, càng than thở càng thấy khổ đau thống thiết.

“Gót danh lợi bùi pha sắc sám,

Mặt phong trần nắng táp mùi dâu.

Nghĩ thân phù thế mà đau,

Bọt trong bể khổ, bèo đầu nước trôi”.

Khổ đau thật sự theo Phật giáo không phải vì vô thường, mà vì lòng tham ái, chấp thủ. Do lòng tham ái muốn nắm giữ cuộc sống không ngừng trôi chảy biến dịch mà cảm thấy khổ đau. Phật giáo đi sâu vào bản chất khổ đau, thấy được sự thật, căn nguyên của từng nỗi khổ đau và tìm phương pháp làm triệt tiêu, chuyển hóa chúng.

loading...