Góc nhìn Phật tử

Nhọc nhằn kế mưu sinh của một người phụ nữ

Thứ ba, 22/09/2020 03:03

Có một chị người dân tộc Khmer lam lũ quanh năm dưới hồ nước ấy, nắng hay mưa sáng sáng đều thấy chị đẩy thau nhôm trên mặt nước ven hồ, nhổ từng sợi bông súng cuộn tròn trong thau to.

Chùa Thiền Giác phát cơm chay hàng tuần cho người nghèo

Ở trung tâm thị xã Giá Rai (Bạc Liêu), giữa khu hành chính có mấy chiếc ao to do lấy đất thi công các công trình tạo nên hồ ao. Hai hồ phía trước có lẽ do nước mặn nên rặt không có bông súng, hồ phía sau lớn nhất, ngập tràn bông súng quanh năm. Loài thực vật sống ngập nước có họ với loài sen, nước sâu bao nhiêu sợi bông súng dài bấy nhiêu và nở hoa đỏ thắm bên trên những chiếc lá xòe rộng, tận cùng dưới lớp bùn bên dưới có củ hoa súng, toàn bộ thân lá củ bông súng đều có thể ăn được, món dung dị trên mâm cơm nhà quê: bông súng làm rỏi chua, ăn sống, canh chua bông súng, bông súng luộc… Lá non của bông súng khá ngon miệng khi làm rau.

Các thiết bị cơ giới đã lấy rất nhiều đất tạo nên hồ bông súng rộng nhất trong vùng, đi một vòng bờ hồ mất chừng 500 mét, nhìn xuống mặt nước én liện toàn bông súng, hoa nở rộ hay nhạt, lá phủ kín từng khu vực trên hồ.

Hình tác giả bài viết ghi ở hồ nước khu hành chính thị xã Giá Rai - Bạc Liêu. 

Hình tác giả bài viết ghi ở hồ nước khu hành chính thị xã Giá Rai - Bạc Liêu. 

Có một chị người dân tộc Khmer lam lũ quanh năm dưới hồ nước ấy, nắng hay mưa sáng sáng đều thấy chị đẩy thau nhôm trên mặt nước ven hồ, nhổ từng sợi bông súng cuộn tròn trong thau to. Càng ra xa nước càng sâu nên chị quanh quẩn ven hồ, nhưng như thế cũng có bống úng quanh năm để nhổ cho cuộc mưu sinh. Mình mẩy đầm đìa nước, chị cắp thau bông súng đi bộ ra chợ và bán cho bà con ngay trên đường.

Không rõ chị tên chi nhà ở đâu bao nhiêu tuổi, chuyện riêng tư. Có lần mấy em học sinh đặt mua hỏi: không biết con chị ở đâu? Không ai trả lời. Rồi em học trò gái kia tự nói: ngoại ở nhà cũng nhổ bống súng bán, một chục cọng được 10.000 nghìn.

Thấy không khó, nhưng nhổ cọng bống súng bán được cũng vất vả vì dưới nước sâu, nhổ cẩn thận từ từ sợ bống súng đứt ngang, bùn đất bên dưới, các sợi bông súng quấn chân nguy hiểm. Công việc của người phụ nữ nghèo.

Người còn đầm đìa nước nhưng chị vẫn cắp thau bông súng đi bộ ra chợ và bán cho bà con ngay trên đường.

Người còn đầm đìa nước nhưng chị vẫn cắp thau bông súng đi bộ ra chợ và bán cho bà con ngay trên đường.

Trời cũng thương, giữa chợ lại có một chiếc ao to như thế bông súng quanh năm nở rộ, và ra chợ bán cũng chừng dưới một cây số, cuộc mưu sinh nhọc nhằn song cũng còn có chỗ kiếm miếng cơm. Người ta thấu hiểu, dù giữa khu vực toàn công sở, chẳng bao giờ thấy ai la rầy chị.

Nếu ai đấy có điều kiện, lại từ tâm, giúp chị có một công việc ổn định như bán hàng ở chợ, chăn nuôi…có lẽ cuộc mưu sinh khá hơn chăng? Rất dễ tìm, ở hồ bông súng to nhất thị xã ngay khu hành chính, sáng sáng dưới mặt nước chỉ có mỗi mình chị thôi. Nếu chìa được bàn tay cho cuộc mưu sinh kia bớt nhọc nhằn, thật hay.

Cha đẻ “ATM gạo” chế tạo “ATM khẩu trang” phát miễn phí

loading...