Sống an vui

Những số liệu lo ngại về đột quỵ mà các Phật tử nên biết

Thứ năm, 03/08/2020 06:32

Đột quỵ là gì? Theo định nghĩa của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), đột quỵ là một tổn thương đến não xảy ra khi dòng máu cung cấp cho não bị gián đoạn hoặc giảm đáng kể. Não bị thiếu ô-xy và dinh dưỡng và các tế bào não bắt đầu chết trong vòng vài phút.

Vì lý do đó, đột quỵ được coi là một tình huống cấp cứu y tế và cần có chẩn đoán và điều trị kịp thời.

Đột quỵ là nguyên nhân hàng đầu gây tàn tật và tử vong trên thế giới

Cũng theo Tổ chức Y tế Thế giới, mỗi năm có khoảng 15 triệu người trên toàn thế giới bị đột quỵ não. Trong đó, có 5 triệu người chết và 5 triệu người khác bị tàn tật vĩnh viễn. Ngày nay có khoảng 6,5 triệu người sống sót qua đột quy đang sống ở Mỹ. Nhiều năm trước, đột quỵ được coi là không thể chữa trị, nhưng điều này không còn đúng nữa, đặc biệt là với các kỹ thuật mới hiện nay.

Huyết áp cao là nguyên nhân gây đột quỵ hàng đầu khi mỗi năm có khoảng 12,7 triệu người huyết áp cao bị đột quỵ.

Bác sỹ Bệnh viện Việt Đức kiểm tra phim chụp cho bệnh nhân đột quỵ.

Bác sỹ Bệnh viện Việt Đức kiểm tra phim chụp cho bệnh nhân đột quỵ.

Đức Phật từng dạy: “Không bệnh là lợi nhất, biết đủ là giàu nhất, bạn lành là thân nhất, Niết-bàn là an vui nhất” (Kinh Pháp cú). Bệnh là một trong bốn nỗi khổ lớn của đời người: Sinh, già, bệnh, chết.

Bệnh tật chẳng những gây đớn đau cho thể xác mà còn gây khổ não cho tinh thần, cả thân và tâm đều không an ổn, khiến con người phải chịu bất lực trước nhiều việc và đôi khi trở thành vô dụng, mất đi giá trị đóng góp cho xã hội và làm lợi ích cho mình, mất đi hạnh phúc trong đời sống.

Theo Hiệp hội Đột quỵ Quốc gia Mỹ, mỗi năm ở nước này xảy ra khoảng 730.000 ca đột quỵ, gây tử vong 160.000 người và làm thay đổi vĩnh viễn cuộc sống của 570.000 người sống sót. Ước tính hiện nay ở Mỹ có khoảng 4 triệu người sống sót sau đột quỵ.

Theo thống kê của WHO, đột quỵ, thường gọi là “tai biến mạch máu não”, là nguyên nhân hàng đầu của tàn tật và tử vong trên toàn thế giới. Một thống kê cho biết đột quỵ hiện là nguyên nhân gây tử vong lớn thứ hai, trong số các nguyên nhân khác tại Việt Nam. Theo thống kê của Trung tâm đột quỵ Bệnh viện Nhân d ân 115 (TP Hồ Chí Minh) thì số người bị đột quỵ não chiếm 85% trong các loại đột quỵ và nhập viện tăng đều qua các năm. Nếu như năm 2016 có 10.351 bệnh nhân thì đến năm 2017 tăng lên 11.244 bệnh nhân và năm 2018 tăng lên 11.787 bệnh nhân.

Bệnh viện Nhân dân 115 trong một báo cáo cho biết thêm, tại BV này, đột quỵ não là nguyên nhân gây tử vong hàng đầu và là nguyên nhân hàng đầu làm giảm tuổi thọ. Hơn 20 năm qua, tỷ suất đột quỵ ở Việt Nam tăng đáng kể từ 213,58/100.000 người/năm (1990) lên đến 254,78/100.000 người-năm (2010). Mỗi năm Việt Nam có hơn 200.000 ca đột quỵ mới mắc, dẫn đến 11.000 người tử vong.

Cập nhật nhanh về tình hình COVID trên thế giới và Việt Nam

Đột quỵ ở người trẻ

Đột quỵ não gia tăng theo lứa tuổi. Trước đây đột quỵ não thường xảy ra ở những người cao tuổi, nhưng ngày nay có khoảng 25% ca đột quỵ lại xảy ra ở những người trẻ tuổi. Đột quỵ ở người trẻ đang có chiều hướng gia tăng đáng báo động: Tăng gần 50% trong vòng 12 năm qua. Đặc biệt đột quỵ thường có nguy cơ xảy ra đối với những người lạm dụng bia, rượu, thuốc lá, sử dụng các chất kích thích, tình trạng “béo phì văn phòng”…..

Đố bạn, trên đời người, điều gì quý nhất?

Kỳ tới: Nguyên nhân, triệu chứng, điều trị đột quỵ theo y khoa

Trước việc đại dịch COVID hoành hành trên thế giới, Cổng thông tin Phật giáo Việt Nam gia tăng đưa thông tin về sức khoẻ, cung cấp kiến thức về các loại bệnh tật (một loại phiền não, đau khổ theo Phật giáo), khuyến cáo Phật tử sống lành mạnh, an yên về tâm hồn, biết buông xả phiền não theo lời Phật dạy để có cuộc sống an toàn, khoẻ mạnh.

Các bài viết cho chuyên mục, xin gởi về BBT theo email: [email protected]. Chân thành cảm tạ!

 > Người bệnh nên biết điều này trước khi lâm chung

loading...