Kiến thức

Những tội gì cần phải sám hối?

Chủ nhật, 03/09/2022 07:25

Chúng ta kể tội mình ra để xin tha thứ và bình tâm sám hối. Ta ép mình “tha thiết thật lòng không mong cho hết nạn” mà chấp nhận bình thản cho để trả nghiệp cho hết, và đây là bản lĩnh của người đệ tử Phật.

1. Sám hối là gì?

Sám hối là ta bày tỏ sự ăn năn, hối hận của chính bản thân ta với người mà ta đã xúc phạm, hoặc bày tỏ trước đại chúng, trước Phật, trước Bồ Tát về những tội lỗi mà ta đã gây ra dù có khi ta nhận ra lỗi ấy và cả khi ta không biết.

2. Lợi ích của sám hối:

Khi ta đã biết và SÁM HỐI với lòng chân thành tha thiết thì việc SÁM HỐI cũng mang lại cho ta rất nhiều lợi ích:

Thứ nhất: tội trong quá khứ của chúng ta sẽ bớt dần từ đó phước và công đức tăng lên, từ từ sẽ làm cho cuộc sống của chúng ta bớt ngang trái, bớt đi những nghịch cảnh vất vả.

Thứ hai: lễ Phật sám hối nhiều sẽ giúp chúng ta có trí tuệ sáng suốt, biết giữ mình, ít phạm lỗi .

Thứ ba: có sức khỏe hỗ trợ công phu thiền định.

Ngoài ra, công năng Lễ Phật giúp ta được tiêu từ bệnh tật. Có một lúc nào đó, ta bệnh nặng đáng lẽ phải chết để trả nghiệp nhưng nhờ có lạy Phật sám hối mà ta khỏe lại, bệnh được nhẹ hơn. Vì khi ta Lễ Phật phước ta tăng lên dần, nghiệp trong quá khứ được giảm bớt, bên cạnh đó ta phải cố gắng làm phước, có vậy thì bệnh của ta mới suy giảm.

Nghi thức lạy sám hối đơn giản

Ảnh minh họa.

Ảnh minh họa.

Đôi khi ta cũng thấy thắc mắc không hiểu tại sao một người bệnh tật mà y khoa tưởng chừng đã không còn cách cứu chữa thì lại được chữa trị bằng cách sám hối. Tại sao sám hối lại có công năng kì diệu đến như vậy? Bởi vì cái nhân chính là việc sám hối, ăn năn thật lòng thì cái quả là tội lỗi được giảm bớt, hoặc có thể được diệt trừ.

3. Những tội gì cần phải sám hối?

Một trong những tội mà ta cần phải thường xuyên sám hối như là: tội về tài sản, của cải. Đời này chúng ta nghèo, mình không biết nguyên nhân ngày xưa như thế nào mà nhân quả là phải nghèo. Ngày nay hiểu đạo, tin nhân quả nên sám hối cho hết nghèo. Biết phát tâm làm công đức lành thì khoảng thời gian sau cuộc đời chúng ta bắt đầu thay đổi.

Như khi mình chửi ai đó một câu là đồ thú vật trong một thời gian dài, chỉ vậy thôi cũng đủ để mình bị đọa làm thú vật, mình cứ mắng người ta cái gì thì mình sẽ thành cái đó. Đến khi biết Phật Pháp, chợt nhớ lại suốt bao nhiêu năm qua sống trên đời mình đã chửi mắng lung tung rất nhiều người và biết quả báo thảm khốc mai sau là điều không tránh khỏi, phải bị đọa vào ba đường ác. Nên chúng ta cố gắng ngày nào cũng sám hối và phát nguyện trước Phật thì cái nghiệp đó sẽ vơi dần. Đáng lẽ kiếp sau mình sẽ đọa vào súc sinh nhưng bây giờ nghiệp đó vơi dần mình không bi đọa nữa.

Tuy nhiên, có những trường hợp khẩu nghiệp không sám hối được, như ta hủy báng một bậc Thánh, tội này rất khó sám hối.

Còn có tội cũng khó sám hối nữa là lừa đảo và sát sinh. Tuy sám hối giúp ta sạch tâm, biết được nghiệp xưa nhưng nhân quả thì vẫn phải trả có khi rất thê thảm. Vì ta gây nhân bất thiện nên cũng phải gặp những quả báo xấu.

4. Nền tảng căn bản của sám hối

Nền tảng căn bản của phép sám hối là chúng ta phải lạy Phật với lòng tôn kính tha thiết để nương nhờ phước điền vô tận của Phật mà chúng ta có công đức. Cho nên thường xuyên lạy Phật và sám hối thì tội sẽ hết nhanh, công đức được tăng trưởng nhiều. Chúng ta kể tội mình ra để xin tha thứ và bình tâm sám hối. Ta ép mình “tha thiết thật lòng không mong cho hết nạn” mà chấp nhận bình thản cho để trả nghiệp cho hết, và đây là bản lĩnh của người đệ tử Phật.

5. Sự siêu đẳng sám hối là gì?

Cái cao thượng của người đệ tử Phật là khi ta bị tai nạn, ta không mong cho mau qua hết nạn, mà ngươc lại ta còn mơ ước cho chúng sinh đừng bị nạn đó giống ta, và đây cũng là siêu đăng của sự sám hối.

loading...