Góc nhìn Phật tử

Niềm tin cuộc sống có Phật

Thứ sáu, 15/12/2019 06:38

Giáo dục Phật giáo bao trùm rất nhiều lĩnh vực trong cuộc sống. Đó là một thiết chế xã hội, là chức năng cần thiết cung cấp kiến thức, đào tạo một con người hoàn thiện về nhân cách đạo đức cũng như lối sống, giúp cho con người ý thức được trách nhiệm của mình đối với bản thân và gia đình.

 >>Góc nhìn Phật tử

Bài liên quan

Đức Thế Tôn xuất hiện giữa thế gian đã từng ưu tư đến những vấn đề rốt ráo của con người nên tự mình dấn thân tìm con đường giải thoát ra khỏi tình trạng bấp bênh sóng gió của cuộc đời, hay các biến cố rủi ro khác nhau. Để rồi, suốt 49 năm hoằng pháp lợi sanh, Ngài mang chân lý hiện sinh đi vào cuộc đời. Những làng mạc, những thôn xóm mà Ngài đi qua đều thấm nhuần lợi ích với những ai thực hiện: việc làm đúng, lời nói đúng, và tư duy suy nghĩ đúng đắn. Lời dạy của Ngài vừa mang ý nghĩa về mặt kinh tế, vừa có giá trị về mặt xã hội, đặt biệt thể hiện giá trị đạo đức cao đẹp và tinh thần nhân đạo sâu sắc.

Trong xã hội đó, đức Phật nêu cao giá trị làm người. Mặc dù cuộc đời vô thường, giả tạm và năm uẩn không có tự thể riêng biệt, song con người còn có thể vận dụng được xác thân ngũ uẩn ấy để chuyển hóa vô minh và giải thoát phiền não. Trong mối tương quan tương duyên của cộng đồng xã hội, mỗi người đều có giá trị hiện hữu bình đẳng.

Trong xã hội đó, đức Phật nêu cao giá trị làm người. Mặc dù cuộc đời vô thường, giả tạm và năm uẩn không có tự thể riêng biệt, song con người còn có thể vận dụng được xác thân ngũ uẩn ấy để chuyển hóa vô minh và giải thoát phiền não. Trong mối tương quan tương duyên của cộng đồng xã hội, mỗi người đều có giá trị hiện hữu bình đẳng.

Bài liên quan

Là một tôn giáo và có tầm ảnh hưởng đối với xã hội loài người. Sự tồn tại lâu đời của đạo Phật nhờ một hệ thống giáo lý trong Tam tạng Kinh điển mà nổi bậc nhất là tư tưởng, triết học, văn hóa, xã hội, nhân văn, kiến trúc, nghệ thuật; đã cống hiến cho nhân loại những giá trị không thể phủ nhận. Trên tất cả các lĩnh vực thì giáo dục Phật giáo bao trùm rất nhiều lĩnh vực trong cuộc sống của con người. Đó là một thiết chế xã hội, là chức năng cần thiết cung cấp kiến thức, đào tạo một con người hoàn thiện về nhân cách đạo đức cũng như lối sống chuẩn mực, giúp cho con người ý thức được trách nhiệm của mình đối với bản thân và gia đình để sẵn sàng phục vụ, góp phần công bằng xã hội.

Trong xã hội đó, đức Phật nêu cao giá trị làm người. Mặc dù cuộc đời vô thường, giả tạm và năm uẩn không có tự thể riêng biệt, song con người còn có thể vận dụng được xác thân ngũ uẩn ấy để chuyển hóa vô minh và giải thoát phiền não. Trong mối tương quan tương duyên của cộng đồng xã hội, mỗi người đều có giá trị hiện hữu bình đẳng. Không ai có quyền nhân danh bất cứ thế lực gì để chà đạp lên quyền sống và quyền làm người của kẻ khác. 

Giáo dục Phật giáo bao trùm rất nhiều lĩnh vực trong cuộc sống. Đó là một thiết chế xã hội, là chức năng cần thiết cung cấp kiến thức, đào tạo một con người hoàn thiện về nhân cách đạo đức cũng như lối sống, giúp cho con người ý thức được trách nhiệm của mình đối với bản thân và gia đình.

Giáo dục Phật giáo bao trùm rất nhiều lĩnh vực trong cuộc sống. Đó là một thiết chế xã hội, là chức năng cần thiết cung cấp kiến thức, đào tạo một con người hoàn thiện về nhân cách đạo đức cũng như lối sống, giúp cho con người ý thức được trách nhiệm của mình đối với bản thân và gia đình.

Làm người ai cũng muốn bảo vệ sự sống, ai cũng muốn tránh khổ đau và mưu cầu hạnh phúc, ai cũng có sự tôn nghiêm trong tư cách làm người; cho nên phẩm giá của con người là giá trị phổ quát, không một ai có thể chối bỏ hay chà đạp. Nếu từng cá nhân tự chuyển hóa tâm thức để giải tỏa những vấn đề trong chính họ, nghĩa là họ đã giảm trừ hay tận diệt vô minh và các phiền não gây ra bất an khổ não, thì cộng đồng xã hội có thêm một thành viên kiến tạo hòa bình, an lạc và thịnh vượng.

loading...