Kiến thức

Phàm hễ những thứ gì không mang đi được, không nên để trong lòng…

Thứ hai, 02/03/2022 07:55

Ngay đến thân thể này không thể mang đi thì hà tất phải vì cái thân này mà lo lắng. Phải quan tâm làm thế nào để bảo dưỡng. Sai rồi, cái thân này không thể mang đi được! Không thể mang đi thì không nên vướng bận trong lòng, như vậy thì cái thân này trái lại sống lâu, trái lại khỏe mạnh.

Các vị nghĩ xem, thứ gì không thể mang đi được? "Vạn ban tương bất khứ, duy hữu nghiệp tùy thân". Ngay đến thân thể này đều không thể mang đi thì hà tất phải vì cái thân này mà lo lắng. Phải quan tâm làm thế nào để bảo dưỡng. Sai rồi, cái thân này không thể mang đi được! Không thể mang đi thì không nên vướng bận trong lòng, như vậy thì cái thân này trái lại sống lâu, trái lại khỏe mạnh.

Nếu mỗi ngày vì sức khỏe của thân này mà chú ý, thì trái lại nó sẽ sanh bệnh. Trong đây là đạo lý gì vậy, các vị có biết được không? Không vì cái thân này mà bận tâm, thì tự thân thể này liền sẽ bình thường; vì cái thân này mà lo lắng, nó liền sẽ không bình thường, đạo lý chính là như vậy. Cho nên chúng ta không nên đem nó để ở trong lòng, thân thể tự nhiên điều chỉnh.

Chính thân thể này phải tự dưỡng chính nó, không cần người chăm sóc nó. Mỗi niệm lo lắng, quan tâm nó, thì trái lại, “có người quản ta!”, nó sẽ yêu cầu đặc biệt nhiều, vậy thì phiền phức liền đến. Đây là chân lý. Chân lý đều là Phật nói. Phật nói cho chúng ta nghe tổng cương lĩnh, tổng nguyên tắc: "Tất cả pháp từ tâm tưởng sanh".

Thảy đều buông xả, tất cả để theo tự nhiên, tự nhiên là khỏe mạnh nhất.

Thảy đều buông xả, tất cả để theo tự nhiên, tự nhiên là khỏe mạnh nhất.

Mỗi ngày bạn muốn bảo dưỡng cái thân này, muốn tẩm bổ cho nó, có thể thấy được cái thân này có khuyết tổn, không khỏe mạnh mới có nhu cầu. Mỗi ngày bạn muốn thân thể này tốt, nhưng thân thể đã không còn tốt rồi, vì nếu như thân thể rất tốt thì bạn nghĩ đến nó làm gì?

Thân thể của bạn vì sao không tốt, vì sao nhiều bệnh như vậy? Do nghĩ mà có. Bạn nói “tôi không nghĩ đến bệnh”, thế nhưng mỗi ngày, chẳng phải bạn muốn tìm bác sĩ, ngày ngày tìm đồ tẩm bổ hay sao? Ngày ngày nghĩ cái này, đó chính là nghĩ đến bệnh, đó là gốc bệnh, là nguồn bệnh. Vậy bạn nghĩ đến những thứ này làm gì? Tuổi tác càng lớn càng không nên nghĩ, vì càng nghĩ thì bệnh càng nhiều, càng nghĩ thì càng không thể rời khỏi bác sĩ, càng không thể rời khỏi thuốc. Bạn nói xem, có đáng thương hay không? Cho nên không nên nghĩ đến, thảy đều buông xả, tất cả để theo tự nhiên, tự nhiên là khỏe mạnh nhất.

Tôi không nghĩ đến thứ gì. Các vị nói sức khỏe tôi không tốt, có bệnh, nhưng trước giờ tôi chưa từng cảm thấy. Lần này đến Bắc Kinh, có một bác sĩ rất cao minh, là trung y châm cứu xoa bóp, đại khái mỗi người đều để ông xem cho họ, ông cũng xem cho tôi hai lần.

Tôi nghe nói rất nhiều người để ông xoa, đều cảm thấy đau đớn không chịu nổi, đau là có bệnh. Ông xoa cho tôi hai lần rồi hỏi tôi, tôi nói không đau, không nhức, chẳng có việc gì, tôi không có chút cảm giác nào. Thật đấy, tại vì sao không có cảm giác? Từ trước đến giờ, tôi không hề vì thân thể này mà lo nghĩ. Không hề vì thân thể này mà nghĩ qua, thân thể trái lại khỏe mạnh. Ngày ngày vì nó mà lo nghĩ, đó là gốc bệnh, là nguồn bệnh. Bệnh của bạn chính từ đây mà có.

Thầy thuốc thế gian không thể bằng Phật. Phật là đại y vương, Phật mới có thể tìm ra gốc bệnh. Người thế gian không tìm ra được gốc bệnh. Gốc bệnh đều ở vọng tưởng. Nếu vọng tưởng không thể bạt trừ thì ngay thân thể không cách gì chăm sóc, vậy làm sao có thể niệm Phật vãng sanh? Cho nên không thể xen tạp vọng tưởng, cho đến không gián đoạn.

Mỗi ngày niệm mười danh Phật hiệu. Vậy khi không niệm Phật, không phải là gián đoạn hay sao? Phật hiệu là gián đoạn rồi, nhưng Phật tâm không được gián đoạn. Phật tâm là gì? Mỗi niệm lợi ích chúng sanh, mỗi niệm lợi ích xã hội, đó là Phật tâm. Nếu như có một niệm vì chính mình thì đó là xen tạp, đó không phải là Phật tâm. Không có một niệm nghĩ đến chính mình, chính là bạn chân thật làm đến được không gián đoạn.

Nam Mô A Di Đà Phật!

Trích Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh

loading...