Kiến thức

Phân biệt Chú Dược sư và Kinh Dược sư

Thứ hai, 15/07/2023 09:12

Là người Phật tử, chắc hẳn chúng ta đều biết đến Chú Dược sư và Kinh Dược sư. Tuy nhiên nhiều độc giả vẫn chưa phân biệt Chú Dược sư và Kinh Dược sư, bài viết dưới đây sẽ giúp giải đáp thắc mắc này:

Audio

Chú Dược sư là gì? 

Chú Dược Sư - Thần chú giúp chữa lành bách bệnh trên thế gian

Chú Dược Sư - Thần chú giúp chữa lành bách bệnh trên thế gian

Chú Dược sư có nội dung như sau: 

“Nam mô bạt già phạt đế, bệ sát xã, lũ lô thích lưu ly bác lặc bà, hắc ra xà giả.

Đát tha yết đa da, a ra hắc đế.

Tam miệu tam bột đà da, đát điệt tha.

Án, bệ sát thệ, bệ sát thệ, bệ sát xã, tam một yết đế tóa ha.”

Bổn nguyện của Dược Sư Như Lai là trị tất cả trọng bệnh phiền não vè thân và tâm của chúng sinh, cứu độ chúng sinh ra khỏi sinh tử khổ đau. Vì Dược Sư Như Lai có bổn nguyện thanh tịnh như vậy nên ánh sáng trong suốt hoàn toàn thanh tịnh (Lưu Ly Quang) như lưu ly vô ngại hiển hiện trên thân của Ngài, và quốc độ của Ngài cũng như vậy nên gọi là Dược Sư Lưu Ly Quang.

Dược Sư, nghĩa đen là thầy thuốc chữa bệnh. Lưu ly là một loại ngọc màu xanh trong suốt. Quang là ánh sáng. Lưu ly quang là ánh sáng ngọc lưu ly. Dược Sư Lưu Ly Quang Phật là vị Phật có danh hiệu Thầy thuốc chữa bệnh, ánh sáng như ngọc lưu ly. Phật Dược Sư hiểu biết và thông suốt tất cả y dược của thế gian và xuất thế gian, Ngài có thể chữa trị hết tất cả những thứ bệnh khổ của chúng sinh, những điên đảo vọng tưởng do tham, sân, si phiền não gây ra. 

Ánh sáng của Phật Dược Sư thật không nghĩ bàn “Trong ngoài sáng suốt, tinh sạch hoàn toàn, không có chút nhơ bợn, ánh quang minh chói lọi khắp nơi”. Ánh sáng ấy chiếu đến đâu đều phá hết tăm tối vô minh của chúng sinh, đem lợi lạc và diệt tất cả những bệnh khổ thân tâm của chúng sinh, khiến cho họ xa lìa mê vọng mà hướng đến giác ngộ, giải thoát.

Nhờ trì tụng chú Dược Sư mà mở rộng tấm lòng, không còn tham lam, ích kỷ chỉ lo tích cóp cho riêng mình đồng thời luôn chia sẻ, ca ngợi và thực hành bố thí. Đối với những tội lỗi, lầm lỡ đã gây tạo, nhờ trì tụng chú Dược Sư mà được chuyển hóa đồng thời phát nguyện sống đạo đức, lương thiện theo Chính pháp, phát tâm tu học, diệt trừ khổ não, thành tựu giải thoát.

Kinh Dược sư là gì? 

Kinh Dược Sư là một trong những bản kinh được nhiều Phật tử trì tụng.

Kinh Dược Sư là một trong những bản kinh được nhiều Phật tử trì tụng.

Kinh Dược sư hay còn gọi là Dược Sư Như Lai Bổn Nguyện Công Đức Kinh. Trì tụng kinh này sẽ giúp tiêu bớt ác nghiệp, tăng trưởng nghiệp lành.

Dược Sư Như Lai tiếng Phạn gọi là: Bhaisajya-guru Vaidurya-prabharajyah, gọi đủ là Dược Sư Lưu Ly Quang Vương Như Lai, hay còn gọi là Dược Sư Lưu Ly Quang Như Lai, gọi tắt là Dược Sư Phật.

Theo Dược Sư Như Lai Bổn Nguyện Kinh chép: “Về phương Đông cách thế giới Ta Bà khoảng 10 hằng hà sa Phật độ có cõi Phật tên là Tịnh Lưu Ly, tên của Đức Phật đó là Dược Sư Lưu Ly Quang Như Lai”.

Đức Phật bằng bằng thiên nhãn thông đã nói nói rằng cách đây hơn mười căn dà sa có một cõi nước tên là Tịnh Lưu Ly, nơi đó Dược Sư Lưu Ly Quang Như Lai là giáo chủ. 

Bổn nguyện của Dược Sư Như Lai là trị tất cả trọng bệnh phiền não về thân và tâm của chúng sinh, cứu độ chúng sinh ra khỏi sinh tử khổ đau.  

Đức Phật Dược Sư nhận thấy rõ con người gặp nhiều khó khăn vì thiếu thốn vật chất, sức khỏe, tiền của, trí tuệ, mà lại có dư những bệnh tật, nghèo khổ, ngu dốt, tai nạn; nói chung có đủ những thứ xấu ác, nên người ta dễ dàng tạo ra nhiều tội lỗi, hoặc khó tiến tu Bồ tát đạo.

Với tâm từ bi vô lượng, phước trí vô biên, Đức Phật Dược Sư đã phát 12 lời nguyện khi hành Bồ tát đạo, dẫn đến thành quả là Ngài xây dựng được Tịnh độ tên là Tịnh Lưu Ly, một thế giới hoàn toàn tốt đẹp. Ở Đông phương Tịnh độ của Ngài, của báu dư thừa, giáo dục hướng thượng tuyệt vời, được sống chung với những bậc Bồ tát đại bi, đại trí, dưới sự hướng dẫn của Đức Dược Sư và Thánh chúng, người dân ở thế giới đó hưởng được những phương tiện tốt nhất để tiến nhanh đến quả vị Vô thượng Đẳng giác.

Nội dung Kinh Dược sư chi tiết tại đây.

Với những thông tin cung cấp ở trên, chắc hẳn quý độc giả đã có thể phân biệt Chú Dược sư và Kinh Dược sư. Từ đó tuỳ theo bản nguyện, mong muốn, căn cơ mà trì tụng. 

loading...