Tin phật sự

Phật giáo Long An tưởng niệm Đức Phật hoàng Trần Nhân Tông tại chùa Thiên Châu

Thứ sáu, 24/11/2022 02:28

Sáng ngày 24 tháng 11 năm 2022 (nhằm ngày 01/11/Nhâm Dần), Thường trực BTS GHPGVN tỉnh Long An trang nghiêm tổ chức Lễ tưởng niệm Đức Phật hoàng Trần Nhân Tông tại Trụ sở Văn phòng BTS GHPGVN tỉnh Long An – Chùa Thiên Châu, số 101, đường Huỳnh Văn Nhứt, phường 3, thành phố Tân An, tỉnh Long An.

Audio

Chứng minh và tham dự buổi lễ có sự hiện diện của: Hòa thượng Thích Thiện Huệ, Hòa thượng Thích Huệ Hồng – đồng Chứng minh BTS GHPGVN tỉnh Long An; Hòa thượng Thích Minh Thiện – UV HĐTS, Phó ban Hoằng pháp TW, Trưởng ban Trị sự GHPGVN tỉnh Long An; Thượng tọa Thích Quảng Tâm – UV HĐTS, Phó Trưởng ban Thường trực BTS GHPGVN tỉnh Long An; Chư tôn đức Phó BTS GHPGVN tỉnh Long An: Hòa thượng Thích Tắc Phi (kiêm Trưởng ban Kiểm soát), Thượng tọa Thích Minh Thọ (kiêm Trưởng ban Pháp chế), Thượng tọa Thích Đức Hoàng, Thượng tọa Thích Lệ Trí (kiêm Trưởng ban Giáo dục Phật giáo), Đại đức Thích Lệ Duyên (kiêm Chánh Thư ký), Đại đức Thích Lệ Ngôn (kiêm Trưởng ban Hoằng pháp); Chư tôn đức Thường trực BTS GHPGVN tỉnh Long An, các huyện, thị xã, thành phố trực thuộc tỉnh Long An.

Về phía các cấp lãnh đạo chính quyền có: ông Công Hoàng Bạch – Phó Trưởng ban Dân vận Tỉnh ủy Long An; ông Nguyễn Thanh Sơn – Phó Trưởng ban Dân tộc Tôn giáo Phong trào UBMTTQ tỉnh Long An; ông Nguyễn Văn Mưng – Trưởng ban Tôn giáo tỉnh Long An; cùng đại diện các cấp chính quyền tỉnh Long An, Thành phố Tân An và phường 3 sở tại.

z3906325080949_6704bbad274871858c83ec58e52a7de9

Trong không khí trang nghiêm tại Chánh điện, Thượng tọa Thích Quảng Tâm – UV HĐTS, Phó Trưởng ban Thường trực BTS GHPGVN tỉnh Long An kính cung tuyên tiểu sử Đức Phật hoàng.

Theo tiểu sử, Đức Phật hoàng Trần Nhân Tông húy Trần Khâm, sinh ngày 7-12-1258 (11-11-Mậu Ngọ), con trưởng của vua Trần Thánh Tông và Hoàng Thái hậu Nguyên Thánh. Ngài thấm nhuần tư tưởng Phật giáo từ rất sớm, đặc biệt từ người thầy trực tiếp là Tuệ Trung Thượng Sĩ.

Ngài là một lãnh tụ thiên tài, vị vua anh minh, anh hùng dân tộc. Sau khi hoàn thành vai trò của một vị vua, người xuất gia và sáng lập dòng thiền Trúc Lâm Yên Tử, chủ trương tư tưởng Phật giáo nhập thế “cư trần lạc đạo” cho Phật giáo Việt Nam, dòng chảy tư tưởng ấy đã được kế tục xuyên suốt đến hôm nay.

'

Ngài đã để lại di sản tư tưởng giá trị được kết tập trong: Trần Nhân Tôn thi tập, Đại Hương Hải Ấn thi tập, Tăng-già toái sự, Thạch thất mỵ ngữ, Trung hưng thực lục, Truyền đăng lục… Tư tưởng nhập thế hành đạo của ngài được cô kết trong bài phú bằng chữ Nôm “Cư trần lạc đạo” – Vui đạo giữa đời, trở thành cương lĩnh về hành động cho Phật giáo Việt Nam.

Ngài nhập diệt vào ngày 1-11-Mậu Thân (1308), tại am Ngọa Vân – Đông Triều (Quảng Ninh), trụ thế 51 năm. Xá-lợi của ngài tôn thờ ở Lăng Quý Đức phủ Long Hưng (Thái Bình) và chùa Vân Yên – Yên Tử (Quảng Ninh), lấy hiệu là Huệ Quang kim tháp. Ngài được hậu thế dâng thánh hiệu là Đại Thánh Trần Triều Trúc Lâm Đầu Đà Tịnh Tuệ Giác Hoàng Điều Ngự Phật Tổ.

Để tỏ lòng thành kính tri ân đối với Đức Phật hoàng, Hòa thượng Thích Minh Thiện – UV HĐTS, Phó ban Hoằng pháp TW, Trưởng ban Trị sự GHPGVN tỉnh Long An kính cẩn dâng lời tưởng niệm chí thành. Sau đó Chư tôn đức Tăng ni, các cấp lãnh đạo chính quyền đã dâng hương và đảnh lễ tưởng niệm, tri ân Đức Phật hoàng Trần Nhân Tông.

loading...