Góc nhìn Phật tử

Phật giáo với đạo đức dân tộc

Thứ sáu, 04/07/2020 07:25

Triết lý Phật giáo từ lâu nay đã chuyển thành luân lý đạo đức, mà từ bi, cứu khổ cứu nạn, biết nghĩ đến người khác là hạt nhân. Rõ ràng xét về phương diện đạo đức của nhân gian Phật giáo đã ảnh hưởng khá sâu rộng trong đời sống con người Việt.

 >>Góc nhìn Phật tử

Nói đến văn hóa Việt Nam, chúng ta không thể không đề cập đến đạo đức truyền thống. Việt Nam xưa nay vốn tự hào về lịch sử 4000 năm văn hiến, với truyền thống tốt đẹp của nòi giống Tổ tiên. Niềm tự hào đó được thể hiện đậm nét trong ca dao tục ngữ, tục ngữ thi ca và truyện cổ, với những biểu tượng mộc mạc nhưng vẫn bàng bạc đầy tình người, tình quê hương đất nước.

Phật giáo Việt Nam là một bộ phận quan trọng trong di sản đạo đức và văn hóa quý báu của Dân tộc. Có thể nói một trong những đặc sắc tốt đẹp của đạo Phật là khả năng thích ứng của một Tôn giáo cởi mở, là không hẹp hòi, không giáo điều, một Tôn giáo đạo đức nhân bản thực sự của con người.

Phật giáo Việt Nam là một bộ phận quan trọng trong di sản đạo đức và văn hóa quý báu của Dân tộc. Có thể nói một trong những đặc sắc tốt đẹp của đạo Phật là khả năng thích ứng của một Tôn giáo cởi mở, là không hẹp hòi, không giáo điều, một Tôn giáo đạo đức nhân bản thực sự của con người.

Trước hết là đạo làm người. Nó biểu hiện qua tấm lòng con cái đối với cha mẹ. Hai dòng văn học dân gian và trí thức ở nước ta đều nhiệt tình ca ngợi tấm lòng hiếu kính của người con đối với hai đấng sanh thành. Tình sâu nghĩa nặng ấy được nhân dân ta cảm kích sâu đậm và hát thành những bài ca mang tính: “Uống nước nhớ nguồn.”

Từ điển Dagobert P.Kunes (1970) định nghĩa “Đạo đức là môn học liên hệ đến các phán xét về điều kiện chấp nhận hay phủ nhận, đúng hay sai, tốt hay xấu, đức hạnh hay phi đức hạnh, dục vọng hay trí tuệ của các hành vi con người.”

(TT. Chơn Thiện - Những Hạt Sương, trang 103)

Bài liên quan

Hẳn nhiên còn có nhiều quan niệm về đạo đức khác nhau nữa, tùy theo mục tiêu của đời sống dừng lại ở những chỗ khác biệt nhau. Riêng Phật giáo xây dựng con đường sống đạo đức, đến với đạo đức từ trí tuệ thực nghiệm toàn giác của đức Phật. Phật giáo Việt Nam là một bộ phận quan trọng trong di sản đạo đức và văn hóa quý báu của Dân tộc. Có thể nói một trong những đặc sắc tốt đẹp của đạo Phật là khả năng thích ứng của một Tôn giáo cởi mở, là không hẹp hòi, không giáo điều, một Tôn giáo đạo đức nhân bản thực sự của con người.

Một lời dạy đem lại một đời sống có đạo đức, mà một đời sống có đạo đức là một đời sống có hạnh phúc.

Một lời dạy đem lại một đời sống có đạo đức, mà một đời sống có đạo đức là một đời sống có hạnh phúc.

Giáo lý đạo Phật không phải là một phạm trù trừu tượng mà là những nội dung hết sức cụ thể, có tính hệ thống bao gồm nhiều giá trị nhân bản, khoa học và rất thực tại. Tất cả đều là những nhân tố góp phần xây dựng bản thân, hướng dẫn mọi người sống một lối sống tích cực để làm nên những viên đá xây dựng vững chắc ngôi nhà đạo đức.

Khi đức Phật tuyên bố “Này các Tỳ kheo, xưa cũng như nay, Ta chỉ nói lên sự khổ và sự dứt khổ” (Kinh Kim Cương) Lời tuyên bố này, xác nhận tất cả lời dạy của đức Phật đều hướng tới mục đích duy nhất là cứu khổ độ sanh. Đức Phật lại khuyên các đệ tử xuất gia “Hãy du hành vì hạnh phúc của quần sanh, vì an lạc cho quần sanh, vì lòng thương tưởng cho đời, vì lợi ích, vì an lạc cho chư Thiên và loài người.”

(HT. Minh Châu-Kinh Tương Ưng I, trang 128)

Bài liên quan

Như vậy, đại nguyện của đức Phật là làm vơi nổi khổ của chúng sanh, đem lại hạnh phúc cho mọi loài, mọi người. Một lời dạy đem lại một đời sống có đạo đức, mà một đời sống có đạo đức là một đời sống có hạnh phúc.

Nói đến hạnh phúc là nói đến đạo đức, thế nên pháp môn tu tập của đạo Phật thường liên quan và đi liền với đạo đức, mà Giới luật chính là tinh hoa phát sanh đạo đức và là bước đi đầu tiên của tiến trình đưa đến giải thoát. Đức Phật giới thiệu nếp sống theo năm Giới, mười điều thiện cho hàng Phật tử tại gia.

Đạo lý uống nước nhớ nguồn được thể hiện rất rõ trong quan niệm “hành thiện, không hành ác” của nhà Phật .

Đạo lý uống nước nhớ nguồn được thể hiện rất rõ trong quan niệm “hành thiện, không hành ác” của nhà Phật .

Bài liên quan

Khi bước vào cửa Thiền tu học thì mỗi bước chân của nhật dụng Tỳ Ni, mỗi động tác Oai nghi cảnh sách đều chứa đựng nội dung xây dựng nhân cách đạo đức của một Tu sĩ. Vì vậy, Giới luật đối với người xuất gia rất là quan trọng, và đó là nếp sống mẫu mực của Phật giáo.

Trong thời đại ngày nay, quan niệm “hành thiện, không hành ác” của nhà Phật tỏ ra có nhiều điều phù hợp với nền đạo đức Dân tộc. Người sống thiện giữ năm giới sẽ đem lại sự an bình nội tâm, sự sáng suốt của trí tuệ và thấy được an lạc hạnh phúc ngay trong đời sống hiện tại.

Triết lý Phật giáo từ lâu nay đã chuyển thành luân lý đạo đức, mà từ bi, cứu khổ cứu nạn, biết nghĩ đến người khác là hạt nhân. Rõ ràng xét về phương diện đạo đức của nhân gian Phật giáo đã ảnh hưởng khá sâu rộng trong đời sống con người Việt. Những gì mà Phật giáo đã để lại dấu ấn trong đời sống đạo đức vẫn bảo lưu như một nếp sống, một thói quen suy nghĩ và giao tiếp, hòa nhập vào văn hóa dân gian Việt Nam.

loading...