Sách Phật giáo

Phôi thai học Phật giáo Tây Tạng: cẩm nang cho mọi người

Thứ năm, 07/03/2023 08:40

Sự hình thành và phát triển phôi thai người dưới góc nhìn của Y học Tây Tạng và Phật giáo.

Audio
44025C42-6476-47D0-87D6-50DBD4383A10

Phôi thai học Phật giáo Tây Tạng thảo luận chi tiết sự hình thành và phát triển phôi thai người dưới góc nhìn của Y học Tây Tạng và Phật giáo.

Tác giả cuốn sách, bác sĩ Tenzin Nyima là giám đốc y tế tại phòng khám chi nhánh Ahmedabad của Men-Tsee-Khang (Viện Y học và Chiêm Tinh học Tây Tạng) tại bang Gujarat. Từ năm 2002 đến năm 2006, ông theo học ngành Y học cổ truyền Tây Tạng ở trụ sở của viện tại thành phố Dharamsala. Sau khi lấy bằng vào tháng 3 năm 2008, ông được bổ nhiệm làm thành viên trong nhóm chuyển ngữ cho Gyueshhi – một văn kiện Y học Tây Tạng căn bản – sang Tiếng Anh. Bên cạnh thực hành lâm sàng, bác sĩ Tenzin Nyima cùng viết về Y học Tây Tạng và tổ chức thuyết giảng về chủ đề sức khỏe.

Theo tác giả cuốn sách, một con người mới ra đời không đơn thuần chỉ là kết quả của quá trình thụ thai, mà – như các quan điểm này đặc biệt nhấn mạnh – là do quan hệ nghiệp quả giữa cha mẹ và ý thức của thân trung ấm, các nhóm phiền não, và sự hiện diện của năm nguyên tố cơ bản của vũ trụ, vốn là các nhân và duyên trọng yếu trong quá trình thụ thai. Trong dạ con, Khí năng (Loong) khác nhau đóng vai trò then chốt trong quá trình phát triển của thai nhi, và trong suốt thai kỳ, sự thay đổi hình thù của phôi thai được chia làm ba giai đoạn chính.

Mặc dù các khái niệm nhắc đến ở trên lúc đầu dường như có vẻ khó hiểu, nhưng nếu kiên trì, độc giả sẽ sớm nhận ra chúng là những công cụ tuyệt vời để nắm bắt được các động lực trong quá trình phát triển phôi thai, cụ thể là tác động hỗ tương giữa các lực nội tại phi thường, vốn là những nhân tố then chốt cho phép phép màu xảy ra, sự phát triển của một sinh vật thông minh và đặc thù chỉ từ hai tế bào. Những công cụ này cũng cho phép chúng ta thấy được độ phức tạp của tất cả các liên kết và tương tác bên ngoài tác động lên tiến trình, đồng thời đem đến một góc nhìn rộng hơn nhờ bổ sung thêm yếu tố thời gian.

Cuốn sách cũng luận bàn về bản chất của mối quan hệ thân – tâm và ba năng lượng cơ bản của thân người trong ngữ cảnh Y học Tây Tạng. Đó là Gió hay Khí năng (Loong), năng lượng vi tế của thân và tâm, duy trì bản chất của nguyên tố khí, Nhiệt năng (Tripa) của thân liên quan đến nguyên tố lửa và có tính nóng, và Lưu năng (Baekan) của thân liên quan đến nguyên tố đất và nước có tính lạnh.

Hy vọng cuốn sách sẽ giúp độc giả nhận diện những đặc trưng riêng của ba năng lượng cơ bản khi đứng độc lập và trong môi trường tương tác, từ đó phát triển một cách tiếp cận thực tiễn, hỗ trợ sức khỏe trong chế độ ăn uống và lối sống, một nhân tố không thể thiếu cho hạnh phúc của các bậc cha mẹ và tương lai con trẻ. Tác giả cũng thêm vào một vài gợi ý thiết thực và một số phong tục truyền thống liên quan đến việc mang thai, sinh nở và những ngày đầu của trẻ sơ sinh, với hy vọng rằng sẽ cung cấp những hướng dẫn cho những bậc mới làm cha làm mẹ và tóm tắt một vài hiểu biết giúp đi sâu vào nền văn hóa dồi dào của Tây Tạng, một nền văn hóa chứa đựng nhiều thứ lợi lạc cho thế giới công nghiệp hóa đương đại.

loading...