Kiến thức

'Sắc tức thị không, không tức thị sắc' có nghĩa là gì?

Thứ sáu, 06/09/2022 02:38

Cái không do “nó như nó đang là" chứ không phải do tưởng là, cho là, muốn phải là và mong sẽ là...Tưởng tạo ra tướng, nên gọi là tướng do tưởng sinh. Trên thực tế thì “thực tướng vô tướng” nên mới gọi là “đương xứ tức không”.

Sở dĩ nói “sắc tức thị không, không tức thị sắc" vì nhiều người tưởng không là không có gì hết, nhưng không ở đây chính là "đương xứ tức không" hay "cái đang là".

“Không” có nhiều thứ :

- Cái không do vô thường,

- Cái không do sinh diệt,

- Cái không do duyên khởi giả hợp.

- Cái không do “nó như nó đang là" chứ không phải do tưởng là, cho là, muốn phải là và mong sẽ là...Tưởng tạo ra tướng, nên gọi là tướng do tưởng sinh. Trên thực tế thì “thực tướng vô tướng” nên mới gọi là “đương xứ tức không”. Nhìn thấy một vật như nó đang là, tức trả nó về cho chính nó, chứ không qua tưởng của mình. Khi không còn tưởng thì mới thấy đúng thực tánh của pháp.

Tánh "Không" qua trí tuệ Bát Nhã

Ảnh minh họa.

Ảnh minh họa.

Cái không cuối cùng là do Tâm rỗng lặng trong sáng mà Đức Phật dạy là "Khi Tâm thanh tịnh thì thấy các Pháp đều thanh tịnh". Nói cách khác, khi Tâm “không” thấy các pháp cũng “không”, mà đồng thời cũng thấy pháp "như nó đang là" tức không mà có, có mà không.

Có lần, một Phật Tử hỏi "sắc tức thị không" là sao? Thầy nói đùa “đơn giản thôi, khi đói mặc dù trước mặt không có thức ăn nào, nhưng đầu óc vẫn tưởng ra đủ thứ món ăn. Nhưng khi no dù dọn ra trước mặt những thức ăn tuyệt vời vẫn thấy như không. Thành ra không mà có, có mà không là vậy.

Nên có vị Thiền Sư nói: "Có thì có tự mảy may. Không thì cả thế gian nầy cũng không". Còn Lão Tử thì nói: "Cố thường vô, dục dĩ quan kì diệu; thường hữu dục dĩ quán kì kiếu" tức khi thấy “có” thì liền hiện ra muôn sai nghìn biệt, còn khi thấy “không” thì mọi sự đều tịch tịnh vi diệu.

Trong Vật lý, lúc khởi đầu thấy vật chất là khối đặc, sau đó thấy là những phân tử, đi sâu vô nữa thấy những nguyên tử, rồi lại thấy trong nguyên tử có âm điện tử, dương điện tử và trung hòa điện tử. Sâu nữa thì chỉ thấy hạt hoặc sóng. Cuối cùng chỉ thấy năng lượng, rồi đến chân không. Nên ngay cả, trong vật chất thấy có cũng được, thấy không cũng được.

Cái chính của thấy "không", như trong kinh Bát Nhã “chiếu kiến ngũ uẩn giai không". Ngũ uẩn giai không mà vẫn có, nên nói "sắc bất dị không, không bất dị sắc, sắc tức thị không, không tức thị sắc" là vậy. Do đó, trong tu hành thấy ra sự thật là chính, còn mọi sự mọi vật có hay không chỉ tuỳ duyên mà nói.

loading...