Kiến thức

Sự cần thiết của sự tu dưỡng trong xã hội hiện đại

Thứ bảy, 21/08/2023 01:15

Muốn tạo dựng sự nghiệp, muốn giàu sang vinh hiển, muốn con cháu hiếu thảo, muốn gia đình hạnh phúc, muốn phúc trạch lâu dài, muốn giải thoát giác ngộ thì phải nỗ lực tu tập.

Trong thời đại công nghệ thông tin, vật chất quá được xem trọng như ngày nay, thông thường khi nghe đến chữ 'tu" người ta nghĩ ngay đến là:

- Tu là chịu khổ chịu cực, ăn chay nằm đất

- Tu là vào chùa cạo đầu mặc đồ nâu sồng, suốt ngày gõ mõ tụng kinh niệm Phật.

- Mấy người già cả, thất tình, chán đời mới đi tu, như dân gian hay nói: trẻ vui nhà, già vui chùa.

- Tu là bị ràng buộc gò bó tiêu cực, bi quan.

- Tu là lười biếng, ăn bám xã hội !

Cách hiểu, cách nghĩ như vậy là hơi lệch lạc

Ngay cả Thi hào Nguyễn Du cũng xác nhận rằng: "Tu là cội phúc ...."

Pháp lạc trong tu học

Ảnh: Bảo Tâm.

Ảnh: Bảo Tâm.

Dưới ánh sáng trí tuệ của đức Phật thì:

1. Nghĩa đơn giản, tu là sửa. Sửa thói quen xấu thành tốt, sửa tính xấu thành tính tốt, từ lời nói, việc làm, hành động, thái độ, đến suy nghĩ. Tập thói quen, suy nghĩ tốt có ích cho thân thể và tinh thần.

2. Tu là thực tập sống một lối sống hạnh phúc, tỉnh giác, chánh niệm, sáng suốt, tích cực, lạc quan, lợi ích cho bản thân gia đình và cộng đồng.

3. Tu là rèn luyện sự kiên trì nhẫn nại, dám đối diện với nghich cảnh khổ đau, nỗ lực cố gắng chuyển hóa theo hướng tích cực.

4. Tu là sống với lòng từ bi, luôn tinh tấn nâng cao trí tuệ, phẩm chất đạo đức, phát huy năng lực bản thân, tận tâm tận lực cứu giúp bá tánh chúng sinh hiểu rõ sự thật về cuộc đời, khiến họ bớt khổ thêm vui.

5. Tu là lấy trí tuệ và từ bi làm mục đích sống.

Muốn tạo dựng sự nghiệp, muốn giàu sang vinh hiển, muốn con cháu hiếu thảo, muốn gia đình hạnh phúc, muốn phúc trạch lâu dài, muốn giải thoát giác ngộ thì phải nỗ lực tu tập.

6. Tu là khơi dậy, làm phát triển các đức tính tốt đẹp trong ta như tính nhẫn nại, tính kiên trì, tính lương thiện, tính từ bi, tính độ lượng, tính vị tha, tính sáng suốt, tính hòa nhã, tính khiêm nhường... tu là sửa đổi, là khắc phục, là chừa bỏ các thói hư tật xấu tính ác của chính mình, như ích kỷ, cố chấp, tham sân, mê muội, lười biếng, đố kỵ, gian dối, nhỏ nhen...

7 . Tu là phát huy đến mức tối đa tiềm năng, khả năng, năng lực, trí tuệ, sức mạnh của bản thân theo hướng tích cực lương thiện

8. Tu là tập làm chủ bản thân, làm chủ suy nghĩ, làm chủ lời nói, hành động, việc làm, biết rõ điều gì nên làm và cái gì không nên làm, sống nhẹ nhàng hài hòa với thiên nhiên và mọi người, không làm bất cứ điều gì tổn hại thiên nhiên muôn loài.

Không tu sửa rèn luyện thì khó có thể có sống an vui hạnh phúc và thành tựu gì trong cuộc đời.

Vậy nếu là người trí, ta có nên tu tập không? 

loading...