Góc nhìn Phật tử

Sự thật về căn bệnh sợ ma

Thứ năm, 01/08/2019 09:56

Theo quan điểm đạo Phật ma là những dục vọng, phiền não thật sâu kín bên trong tâm thức ta trong sự vận hành chung của ngũ uẩn. Ma theo quan điểm xã hội là những oan hồn, tóc xõa áo trắng, mặt xanh mét đang nhe răng trợn mắt…nhưng liệu những điều này có thật sự tồn tại trên thế gian này không?

>>Những giáo lý Phật giáo nên đọc

Nguyên nhân sợ ma là do chúng ta hay xem phim ma, phim kinh dị viễn tưởng, đọc và nghe truyện ma, hoặc tham gia những trò chơi như dọa ma, cầu cơ, gọi hồn, ma lon…Ảnh:Internet

Nguyên nhân sợ ma là do chúng ta hay xem phim ma, phim kinh dị viễn tưởng, đọc và nghe truyện ma, hoặc tham gia những trò chơi như dọa ma, cầu cơ, gọi hồn, ma lon…Ảnh:Internet

Nguyên nhân sợ ma là do chúng ta hay xem phim ma, phim kinh dị viễn tưởng, đọc và nghe truyện ma, hoặc tham gia những trò chơi như dọa ma, cầu cơ, gọi hồn, ma lon…từ đó tưởng tượng ma luôn ở xung quanh mình, mọi lúc mọi nơi, sanh ra tâm lý sợ hãi, lo lắng, bất an, ảnh hưởng tiêu cực tới cuộc sống rồi tự mình hù mình chớ chẳng có con ma nào thật cả.

“Hiện tượng “ma đè” hay “bóng đè” là một loại ảo giác, chỉ là hiện tượng mộng mị, rối loạn giấc ngủ dạng không sâu. Khi bị bóng đè chúng ta có cảm giác rất sợ hãi, muốn kêu cứu, vùng vẫy, giãy giụa đến tuyệt vọng mà đành chịu bởi luồn thần kinh vận động bị chặn đứng, các trung khu thần kinh chỉ huy lời nói và hành động bị ức chế”. Cách khắc phục trước hết là phải chọn tư thế nằm thoải mái, không gò bó, hạn chế nằm nghiêng hông bên trái hoặc nằm sắp vì dễ gây ép tim máu huyết khó lưu thông có thể gây ra ác mộng, nên nằm nghiêng hông bên phải theo thế kiết tường là tốt nhất, quần áo ngủ phải rộng rãi, phòng ngủ thoáng mát.

Hãy tỉnh giác trở về nương tựa chính mình, luôn quán sát đối với từng đối tượng hay vấn đề của cuộc sống và thấu hiểu chúng, bởi vì tâm chính là nguồn gốc sinh ra mọi cung bậc nhận thức và cảm xúc của con người. Ảnh minh họa

Hãy tỉnh giác trở về nương tựa chính mình, luôn quán sát đối với từng đối tượng hay vấn đề của cuộc sống và thấu hiểu chúng, bởi vì tâm chính là nguồn gốc sinh ra mọi cung bậc nhận thức và cảm xúc của con người. Ảnh minh họa

Tâm lý sợ ma sẽ ảnh hưởng rất nhiều với những người nhút nhát, yếu bóng vía hay ảo tưởng. Để chuyển hóa nỗi sợ này chúng ta phải hạn chế tiếp xúc với các tác phẩm về ma quỷ, thần linh huyền bí, không rủ rê bạn bè đến những địa điểm u ám, hoang vu, dễ khiếp sợ như nghĩa địa, nhà hoang, miếu hoang,…vì lòng hiếu kỳ muốn tìm hiểu. Thay vào đó là tập cách sống tích cực và lành mạnh, tham gia các hoạt động sinh hoạt của giới trẻ như làm từ thiện xã hội, tình nguyện viên, tập thể thao và đọc sách... hoặc bạn có thể chọn một bộ kinh sám như Hồng Danh, Sáu Căn, Ngũ Bách Danh, Lương Hoàng Sám…để thọ trì, lễ sám. Thiết nghĩ, với sự tinh cần tu niệm như vậy bạn sẽ chuyển hóa được nghiệp chướng oan khiên và thiết lập được sự bình an trong tâm hồn mình.

Thật ra, ma bên ngoài không đáng sợ bằng con ma tham, sân, si đang ngủ ngầm bên trong tâm mình. Hãy tỉnh giác trở về nương tựa chính mình, luôn quán sát đối với từng đối tượng hay vấn đề của cuộc sống và thấu hiểu chúng, bởi vì tâm chính là nguồn gốc sinh ra mọi cung bậc nhận thức và cảm xúc của con người. Hạnh phúc hay khổ đau cũng đều do tâm mà ra.

Đức Phật đã từng dạy:

“Chạy xa, sống một mình

Không thân, ẩn hang sâu

Ai điều phục được tâm

Thoát khỏi ma trói buộc”

Kinh Pháp Cú - phẩm Tâm 37

Tâm Căn

loading...