Góc nhìn Phật tử

Tâm từ bi của mẹ - Nền tảng giáo dục con trưởng thành

Chủ nhật, 08/03/2021 08:23

Cũng giống như ý nghĩa và hình tượng Mẹ hiền Quán Thế Âm, sức mạnh thật sự của một người Mẹ là tâm ôn hòa từ ái, khiến mọi người cảm nhận rõ tình yêu thương như biển cả, đây chính là vùng đất bao la - nền tảng giáo dục con trưởng thành.

Khẩu khí - lời nói của mẹ là quy tắc, phương hướng dạy con

Điều các bậc cha mẹ hay phạm phải khi dạy con là cằn nhằn và la mắng như: “Sao con để giường bừa bộn thế? Sách vở sao không sắp xếp? Con quên tắt nước ở bồn tắm này? Con bất cẩn quá. Thế này sao học hành được chứ?” v.v…

Trẻ con là những “thiên thần” mới đến thế gian, chúng chưa biết cách và hiếu động, tò mò nên phạm lỗi lặt vặt là thường xuyên. Thay vì la mắng, chúng ta hay hợp tác và chỉ dẫn chúng. Ví dụ:

– Khi trẻ để sữa ở ngoài tủ lạnh. Hãy nói: “Sữa sẽ hỏng khi con để ngoài tủ lạnh. Đem cất vào tủ đi con”. Hay: “Sách vở cần xếp ngay ngắn. Cùng xếp lại với mẹ nhé”. Bạn làm mẫu, trẻ sẽ làm theo. Hay chỉ cần đơn giản nói một từ: “Vòi nước chảy kìa con…”. Trẻ sẽ tự biết đóng lại.

– Nếu sợ con xem TV quá giờ, hãy ghi mẩu giấy nhỏ dán trên TV: “Trước khi xem TV, con nhớ học hết bài nhé”.

– Muốn trẻ giữ trật tự trong giờ nghỉ trưa, hãy ghi chú trước cửa phòng: “Bố mẹ nghỉ trưa, con đừng gõ trống nhé”.

Dạy con cái, hãy làm cho chúng sợ tội, ham làm việc phước

Cha mẹ dạy con điều hay, tin sâu nhân quả, tránh ác làm lành, tin chính mình là chủ nhân của bao điều họa phúc, nhờ vậy con cái khi khôn lớn trưởng thành sẽ biết cách hoàn thiện chính mình.

Cha mẹ dạy con điều hay, tin sâu nhân quả, tránh ác làm lành, tin chính mình là chủ nhân của bao điều họa phúc, nhờ vậy con cái khi khôn lớn trưởng thành sẽ biết cách hoàn thiện chính mình.

Tâm  “ôn hòa” của người mẹ

Nhiều người mẹ rất nhạy bén, có thể dễ dàng nhìn thấy nhiều vấn đề của con và lập tức chỉ ra, hơn nữa còn nhắc lại nhiều lần, thậm chí trước mặt nhiều người cứ nói con mình chỗ này không tốt chỗ kia không tốt. Nhưng như thế liệu đã thật sự đúng đắn?

Kỳ thực, khi người mẹ nhìn thấy ưu và khuyết điểm của con mình, đừng nên bị động, cũng đừng rối loạn. Vì sao? Bởi vì con cái cần một người mẹ có cảm xúc ôn hòa để nuôi dưỡng và bảo vệ, chỉ khi người mẹ nhìn thấy ưu và nhược điểm của con nhưng vẫn bình ổn thì mới có thể tiếp thêm cho các con động lực để trưởng thành.

Cảm xúc của người mẹ không ổn định, cả nhà cũng chao đảo dập dềnh, nếu trẻ ở trên con thuyền như vậy của người mẹ thì chỉ một chút động tĩnh thôi cũng ảnh hưởng đến trẻ, phá vỡ trạng thái ổn định của trẻ, trẻ phải mất rất nhiều sức lực để làm dịu lại cảm xúc lo lắng trong lòng mình, vậy thì còn lại bao nhiêu năng lượng để dùng vào việc học và trưởng thành đây?

Ứng dụng lời Phật dạy để nuôi dưỡng con cái tốt hơn

Người làm cha mẹ (nhất là người Phật tử đã lập gia đình) cần có bổn phận thương yêu, nuôi nấng, giáo dục con cái trưởng thành về thể chất, tinh thần, nhân cách, đạo đức; tạo dựng nghề nghiệp và khả năng tự lập cho con cái.

Người làm cha mẹ (nhất là người Phật tử đã lập gia đình) cần có bổn phận thương yêu, nuôi nấng, giáo dục con cái trưởng thành về thể chất, tinh thần, nhân cách, đạo đức; tạo dựng nghề nghiệp và khả năng tự lập cho con cái.

Đừng “gán nhãn” cho trẻ

“Người mẹ tốt hơn là người thầy tốt”. Cách để trở thành người mẹ tốt là Đừng “gán nhãn” cho trẻ.

Một đứa trẻ học lực kém không hẳn là do trí lực kém mà là “vấn đề về cảm xúc”, học không giỏi có thể là vì bị cảm xúc tiêu cực làm phiền. Cha mẹ càng lo âu và nóng nảy thì kết quả học tập của con trẻ càng tệ hơn. Chỉ khi tâm trạng của trẻ bình ổn thì mới có thể tiếp thu, khám phá, tư duy lý tính, tìm tòi, sáng tạo, mới có thể thật sự ưu tú.

Một đứa trẻ sẽ hư nếu bố mẹ chúng thường xuyên nói: “Con thật là hư”. Nếu bạn gán nhãn cho một đứa trẻ chậm hiểu, trẻ sẽ tự coi mình là chậm hiểu. Nếu bạn gán mác cho trẻ ‘bướng bỉnh, rồi mày sẽ chẳng làm nên trò trống gì đâu?’ thì rất có thể chúng sẽ như thế. Hãy ngừng nói những câu như thế, tôn trọng trẻ và chú ý vào những biểu hiện tích cực của trẻ hơn. Ví như:

Trẻ: “Hôm nay con không nhảy qua dây được trong giờ tập thể dục, cô giáo bảo con vụng về”.

Mẹ: “Mẹ đoán là cô không biết con rõ như mẹ thôi. Mẹ nhớ ngày trước mẹ bị nhốt bên ngoài, con đã trèo qua cửa sổ phòng ngủ, chạy ra mở cửa từ bên trong cho mẹ vào… Con cũng khéo léo lắm đó chứ. Chỉ cần cố gắng hơn thôi, luyện tập sẽ dần dần tốt lên con ạ”.

Theo lời Phật dạy, người làm cha mẹ (nhất là người Phật tử đã lập gia đình) cần có bổn phận thương yêu, nuôi nấng, giáo dục con cái trưởng thành về thể chất, tinh thần, nhân cách, đạo đức; tạo dựng nghề nghiệp và khả năng tự lập cho con cái. Cha mẹ dạy con điều hay, tin sâu nhân quả, tránh ác làm lành, tin chính mình là chủ nhân của bao điều họa phúc, nhờ vậy con cái khi khôn lớn trưởng thành sẽ biết cách hoàn thiện chính mình.

loading...