Chùa Việt

Thăm chùa Phật Ngọc Xá Lợi ở Vĩnh Long

Thứ bảy, 07/11/2018 02:37

Đến tháng 04/1975, do hoàn cảnh khách quan, việc thi công phải tạm dừng. Mới đây chùa mới tiếp tục được xây dựng với các hạng mục: chánh điện, bảo tháp cao 45mét, đài Đức Quán Thế Âm lộ thiên cao 32 mét, cổng tam quan, giảng đường, trai đường, bảo tàng, thư viện… 

Bà Nguyễn Thu Thâu 80 tuổi, ngụ tỉnh Tiền Giang phấn khởi kể: “Tôi là phật tử, từng đi rất nhiều chùa ở miền Tây nhưng hiếm thấy chùa nào có diện tích xây dựng lớn; kiến trúc nghệ thuật tinh xảo mà hài hòa, vừa mang đậm tính tâm linh vốn có lại vừa mang nét kiến trúc độc đáo của Việt Nam”.

Ngôi chùa mà bà Thâu muốn nhắc đến mang tên Phật Ngọc Xá Lợi ở Tp.Vĩnh Long vừa mới hoàn thành các hạng mục cơ bản để phục vụ khách thập phương về chiêm bái.
 Bảo tháp nơi chùa Phật Ngọc Xá Lợi
Được sự quan tâm và hỗ trợ từ chính quyền tỉnh Vĩnh Long, kết hợp với các tấm lòng vàng xa gần, chùa đã được xây dựng trên diện tích 1,7 hécta đang được xem là ngôi chùa rộng nhất miền Tây Nam Bộ tính đến thời điểm này.

Chùa được hoàn thành mang tầm vóc khu vực ĐBSCL, làm nơi tổ chức các sự kiện của Phật giáo Trung ương và khu vực; làm điểm tổ chức trường Cao - Trung Phật học; trung tâm giao lưu văn hóa Phật giáo. Bên cạnh đó, chùa sẽ tổ chức các khóa An cư Kiết hạ, bồi dưỡng nghiệp vụ trụ trì cho tăng, ni, là nơi sinh hoạt tín ngưỡng, chiêm bái cho phật tử và tín đồ xa gần”. 

Đôi nét về lịch sử hình thành chùa Phật Ngọc Xá Lợi: Tháng 10/1969, tỉnh hội Phật học Vĩnh Long thuộc Hội Phật học Nam Việt có mua và mướn tổng cộng trên 68.000 mét vuông đất tọa lạc tại xã Tân Ngãi, thị xã Vĩnh Long để xây dựng Bảo tháp Xá lợi Miền Tây. Ngày 09/05/1971, công trình được khởi công xây dựng theo thiết kế 10 tầng với chiều cao 49 mét. Đến tháng 04/1975, do hoàn cảnh khách quan, việc thi công phải tạm dừng. Mới đây chùa mới tiếp tục được xây dựng với các hạng mục: chánh điện, bảo tháp cao 45 mét, đài Đức Quán Thế Âm lộ thiên cao 32 mét, cổng tam quan, giảng đường, trai đường, bảo tàng, thư viện… Theo ước tính các hạng mục có tổng kinh phí trên 70 tỷ đồng từ sự đóng góp của các tấm lòng vàng, các Phật tử trong và ngoài nước,

Tương lai, chùa sẽ trở thành trung tâm văn hóa đậm đà bản sắc văn hóa dân tộc và Phật giáo Việt Nam. Cạnh đó này sẽ tô vinh thêm vẽ đẹp uy nghiêm tâm linh của đồng bào Phật tử xa gần, làm ấm lòng các gia đình liệt sĩ có con em nằm xuống nơi đây và linh hồn các chiến sĩ đã hy sinh vì sự nghiệp thống nhất đất nước. Ngoài ra danh thắng nầy còn góp phần quảng bá hình ảnh của tỉnh Vĩnh Long trong giai đoạn năng động, hội nhập với các tỉnh thành khác trên cả nước.

Đứng trên quảng trường cao hàng chục mét rất thoáng đãng. Du khách sẽ có dịp vừa nghe tiếng chuông chùa ngân nga trong gió lộng, được nhìn ngắm thành phố Vĩnh Long đang nhộn nhịp đêm ngày; ngắm cầu Mỹ Thuận tất bật các phương tiện lại qua; ngắm sông Tiền rộng mênh mông trong ánh trăng huyền dịu…

Phan Thị Anh Thư
loading...