Góc nhìn Phật tử

Tháo chạy hay bình tĩnh đối diện với nỗi sợ hãi?

Thứ sáu, 24/05/2020 07:48

Tâm chấp ngã của chúng ta luôn tìm kiếm cảm giác an toàn, vì thế bệnh tật và cái chết trở thành nỗi sợ hãi lớn ám ảnh to lớn đối với phần lớn mọi người. Tuy nhiên, đạo Phật dạy rằng bản chất của đời sống luân hồi là luôn thay đổi vô thường, có già, có bệnh, có chết.

Không diệt, không sinh đối diện với sợ hãi

Chúng ta cần hiểu và chấp nhận sự thực là đời sống thế gian vốn luôn có sự sợ hãi và bất an. Để bình an trước mọi hoàn cảnh, chúng ta cần chấp nhận sự vô thường, biến dịch của cuộc sống. Nếu khăng khăng không chịu nhìn ra sự thực này, chúng ta chỉ làm gia tăng những khổ đau không cần thiết.

Tâm chúng ta có những cơ chế đặc biệt điều khiển thân thể, chuẩn bị đương đầu hay lảng tránh trong những trường hợp căng thẳng. Từ hàng ngàn năm trước, cơ chế này đã vô cùng hữu hiệu khi con người phải ra quyết định về việc chống lại hay tháo chạy khi đối diện các loài thú dữ như gấu và hổ. Trong một tình huống căng thẳng như thế, một lượng adrenalin sẽ chảy khắp cơ thể, và các suy nghĩ cẩn trọng được thay thế bằng năng lực phản ứng tức thời, đưa ra quyết định tấn công hay phòng vệ.

Nhưng bản chất của cặp bài trùng căng thẳng và lo âu vốn không phải là xấu. Chúng đến từ khu vực tình cảm và vô thức trong não bộ của chúng ta, và thông thường trạng thái hơi căng thẳng còn giúp chúng ta có động cơ tiến bước, giúp ta kết nối với tình cảm thay vì luôn hành xử duy lý trí.

Nhưng bản chất của cặp bài trùng căng thẳng và lo âu vốn không phải là xấu. Chúng đến từ khu vực tình cảm và vô thức trong não bộ của chúng ta, và thông thường trạng thái hơi căng thẳng còn giúp chúng ta có động cơ tiến bước, giúp ta kết nối với tình cảm thay vì luôn hành xử duy lý trí.

Nguyên nhân gây ra sợ hãi và đau khổ

Trong thế giới ngày nay, bạn sẽ vẫn trải nghiệm phản ứng chống lại - hay - tháo chạy, nhưng các tình huống xảy ra thường đem đến những căng thẳng về tinh thần hơn là về thể chất. Vì vậy, nếu bị căng thẳng – chẳng hạn như đối phó với dịch bệnh lây lan nhanh chóng – bạn sẽ nhận một liều adrenalin mà tổ tiên loài người đã nhận khi đối mặt với một con hổ, và giống họ, bạn cảm thấy có nhu cầu mạnh mẽ phải chống lại (nếu không phải dùng chân tay thì cũng là dùng lời nói) hoặc trốn chạy khỏi tình huống đó (đóng sập cửa sau lưng).

Các nhà khoa học nói rằng sợ hãi và lo âu không giống nhau. Sợ hãi là phản ứng tức thời đối với một mối đe dọa thực sự, trong khi lo âu là cảm giác ám ảnh rất lâu sau khi mối đe dọa đã qua đi. Lo âu cũng là cảm giác xuất hiện khi chúng ta lo lắng về những điều sẽ hoặc không bao giờ xảy ra. Vì thế, trong khi sợ hãi có thể là phản ứng hữu ích giúp chúng ta được an toàn trong hiện tại, thì lo âu dường như là vết tích của quá khứ hoặc một dự đoán hay kỳ vọng về tương lai. Lo lắng khiến tâm ta luôn cảnh giác sẵn sàng, nhưng cũng vì thế mà không thoải mái. Lo lắng thường là trở ngại trong đời sống.

Nếu có thể tìm hiểu, trưởng dưỡng tâm trong hoàn cảnh thuận lợi hơn thì điều này sẽ mang lại cho chúng ta sức mạnh, sự linh hoạt để có thể đương đầu với những thời khắc khó khăn.

Nếu có thể tìm hiểu, trưởng dưỡng tâm trong hoàn cảnh thuận lợi hơn thì điều này sẽ mang lại cho chúng ta sức mạnh, sự linh hoạt để có thể đương đầu với những thời khắc khó khăn.

Corona, nỗi sợ hãi và hạnh Vô úy thí

Đáng tiếc là khi sợ hãi và lo âu, chúng ta có cảm giác tương tự như nhau - đó là lý do vì sao lo âu lại khó chịu đến thế. Nó làm căng nhức tất cả các giác quan trong khi chúng ta chỉ đang ngồi tại bàn làm việc hoặc nằm trên giường trong màn đêm yên tĩnh. Lo âu khiến chúng ta đau tức ngực và tâm bắt đầu nhiễu loạn, khả năng phóng đại trong tâm dường như là vô hạn.

Nhưng bản chất của cặp bài trùng căng thẳng và lo âu vốn không phải là xấu. Chúng đến từ khu vực tình cảm và vô thức trong não bộ của chúng ta, và thông thường trạng thái hơi căng thẳng còn giúp chúng ta có động cơ tiến bước, giúp ta kết nối với tình cảm thay vì luôn hành xử duy lý trí. Nếu có chút tự tin, chúng ta thường tìm được mục đích ý nghĩa cũng như cảm hứng ngay trong những lo âu này.

Tuy nhiên, chính lúc những xúc tình này thắng thế và áp đảo là lúc tâm chúng ta trở nên bất an, khó chịu, chúng ta mất cảm giác về sự cân bằng tự nhiên, thay vào đó là cảm giác mệt mỏi rã rời hoặc tê liệt. Dòng tư tưởng của chúng ta bị lạc nhịp, ta cảm thấy khó chịu, tâm tư loạn động và không thể hoàn thành việc gì. Sau đó chúng ta bắt đầu mất lòng tin vào bản thân, đòi hỏi nhiều hơn ở người khác khi cảm thấy không còn làm chủ được chính mình.

Đạo Phật dạy rằng bản chất của đời sống luân hồi là luôn thay đổi vô thường, có già, có bệnh, có chết.

Đạo Phật dạy rằng bản chất của đời sống luân hồi là luôn thay đổi vô thường, có già, có bệnh, có chết.

Phá vỡ chu kỳ của tâm căng thẳng

Giải quyết căng thẳng tâm lý một cách hiệu quả khi bạn đang bị căng thẳng chi phối là điều vô cùng khó khăn. Nhưng nếu có thể tìm hiểu, trưởng dưỡng tâm trong hoàn cảnh thuận lợi hơn thì điều này sẽ mang lại cho chúng ta sức mạnh, sự linh hoạt để có thể đương đầu với những thời khắc khó khăn.

Các phương pháp thực hành Thiền quán, đặc biệt là Thiền quán về Tri ân và Thiền quán về Vô thường, là những phương pháp luyện tâm hữu ích để vượt qua những tình huống căng thẳng. Chỉ cần vài phút thực hành mỗi ngày sẽ giúp bạn nhận thức rõ ràng hơn về cuộc sống. Đặc biệt, Thiền quán về Tri ân giúp bạn nhìn vào những khía cạnh tích cực nhiều hơn là tiêu cực. Sau đó, khi nhận ra dù vô thường là một phần của cuộc sống nhưng phản ứng với thay đổi ra sao là tùy thuộc ở bạn, bạn sẽ phát triển được khả năng giải quyết những tình huống tiềm ẩn nguy cơ căng thẳng.

Lược trích ấn phẩm “Tâm an lạc”

> Xem thêm video Tự tại trước khen chê:

loading...