Góc nhìn Phật tử

Thi sĩ Du Tử Lê: Người con của đất Kim Bảng – Hà Nam đã về cõi vô thường

Thứ sáu, 11/10/2019 09:19

Trái tim nhà thơ Du Tử Lê vừa ngừng đập lúc 8 giờ 6 phút tối thứ hai 7-10 (theo giờ Mỹ) tại nhà riêng của ông ở Garden Grove (Mỹ), hưởng thọ 77 tuổi, theo thông tin từ người nhà phát đi trên trang cá nhân hôm 7/10/2019.

 >>Phật pháp và cuộc sống

Hàng ngày mở máy tính điểm báo, "mặc định" gắn headphone và nhâm nhi các nhạc phẩm yêu thích, khi thì "Riêng một góc trời", lúc lại "Huế xưa"...Và, "Khúc Thụy Du" luôn là một ưu tiên. Ca từ thánh thiêng, nền nhạc dìu dặt ru hồn, dư vị lãng đãng ai oán lại hân hoan tình theo cách riêng, một nhạc phẩm tinh hoa trong kho tàng âm nhạc Việt cận hiện đại.

Nhà thơ Du Tử Lê

Nhà thơ Du Tử Lê

Bài liên quan

Và, nay khi nhìn dằng dặt tin về sự ra đi của tác giả lời thơ ca khúc kia, nhói lòng tìm đọc tư liệu về thi sĩ và ẩn tàng bên trong ca khúc ấy trong cảm xúc nuối tiếc. Du Tử Lê là cái tên lớn lao trong nền âm nhạc Việt Nam bên cạnh Phạm Duy... Ông có chừng 300 thi phẩm được phổ nhạc, nổi tiếng ngay những năm 1960 ở Miền Nam Việt Nam và tiếp tục có vị trí trên thi đàn người Việt hải ngoại khi định cư ở Mỹ. Nhà thơ là thi sĩ duy nhất gốc Việt có tác phẩm được đăng trên các tờ báo nổi tiếng nhất Hoa Kỳ, ngoài ra thơ ông còn được đưa vào các giảng  đường  đại học ở Mỹ.

"Khúc Thụy Du" thi vị hóa ra mang ký ức về cuộc tình yêu giữa nhà thơ và cô sinh viên ngành dược, Thụy là tên cô gái ấy và Du là chữ cuối của bút danh Ông! Cho dù Anh Bằng phổ nhạc không hoàn toàn tuân theo nguyên tác thơ, song dư vị cuộc tình kia vẫn đi vào lòng người qua sự thăng hoa kết hợp nghệ thuật thơ và nhạc. Đáng suy nghĩ khi lời thơ của Du Tử Lê nguyên tác đã có biệt ngữ tôn giáo “Cộng nghiệp” khi diễn ta nỗi đau ai tình trong sư gặp gỡ hai số phận, nhà thơ và nang sinh viên Thụy. Chi tiết này khiến tôi ngẩn ngơ!

Phật pháp khó nghe, nhưng ông đã nghe được, ít ra là một khái niệm nền về nghiệp.

Phật pháp khó nghe, nhưng ông đã nghe được, ít ra là một khái niệm nền về nghiệp.

Bài liên quan

Thực ra nhạc trữ tình Việt, và thơ ca Việt Nam, vốn không thiếu dẫn chứng về sự lấy triết lý hay cảm hứng Phật giáo làm nền hay lồng ghép để diễn mạch cảm xúc nghệ thuật, trường hợp Trịnh Công Sơn là điển hình. Nhưng nhà thơ Du Tử Lê có một cách  riêng thể hiện sự nương tựa giáo lý Phật đà... Góc nhìn tình yêu đối lứa, đủ duyên và tan vỡ, hết duyên là biểu hiện của nghiệp, công nghiệp - thật sự thể hiện am hiểu căn bản về Phật giáo.

Còn một chi tiết nữa trong cuộc đời nhà thơ vừa ra đi, Ông sinh ra ở đất Kim Bảng - Hà Nam chiêm trũng mà tôi vùa mấy lượt lại qua trong những ngày dự Vesak Liên Hợp Quốc tại Tam Chúc. Ô tô của Giáo hội rời chùa Quán Sứ, qua Kim Bảng mới dẫn vào ngõ núi đồi Tam Chúc, một thoáng Kim Bảng qua cửa kính và những khuôn hình mang về- quê hương  thi sĩ Du Tử Lê.

Ông đã trả hết nghiệp trần ai, về với đất, dù đất Mỹ hay ở đâu cũng về vô thường. Không có tư liệu nào được tìm nói rằng ông là Phật tử, song chỉ riêng dùng biệt ngữ Phật giáo “Cộng nghiệp” trong ca khúc bất hủ "Khúc Thụy Du" đã đủ trân trọng nhìn nhận nhà thơ rất gần gũi Phật giáo. Phật pháp khó nghe, nhưng ông đã nghe được, ít ra là một khái niệm nền về nghiệp.

loading...