Góc nhìn Phật tử
Thiên tai dưới góc nhìn Phật pháp
Chủ nhật, 23/09/2022 12:34
Thiên tai do tâm tạo, chỉ có tâm mới hóa giải được thiên tai, nói ra thì vô cùng khó tin nhưng Phật pháp đã chỉ ra tâm đã tạo ra vật chất bằng một cơ chế như thế nào thì nghiệp lực của tâm niệm chúng sinh tạo ra các giới lành dữ của thế gian là điều có thể mường tượng ra được.
Mô tả trận động đất và sóng thần tại Indonesia năm 2018
Ngày 28/09/2018 một thảm họa kép bao gồm động đất và sóng thần đã giáng xuống đảo Sulawesi, Indonesia, thành phố Palu chịu thiệt hại nặng nhất vì nằm ven biển.
Nhiều người bị kẹt trong các đống đổ nát của các tòa nhà bị sập trong trận động đất 7.5 độ richter. Các thống kê ban đầu cho thấy thảm họa kép động đất và sóng thần tại miền trung đảo Sulawesi cuối tháng 9-2018 đã phá hủy tổng cộng hơn 15.000 căn nhà, hơn 79.000 người đã bị đẩy vào cảnh màn trời chiếu đất.
Rồi cơn sóng thần đã ập vào vịnh hẹp và dòng bùn chôn lấp hoàn toàn những làng mạc và cư dân. Theo số liệu chính thức của Cơ quan quản lý thiên tai quốc gia Indonesia tính đến chiều ngày 16-10-2018, thảm họa động đất và sóng thần ở đảo Sulawesi đã cướp đi sinh mạng của 2.096 người, làm 10.679 người bị thương, trong đó có 2.549 người bị thương nặng và hiện vẫn còn 680 nạn nhân mất tích. Tổng cộng hơn 79.000 người phải di dời tại 112 điểm, trong khi 8.731 người đã di dời ra ngoài khu vực Miền Trung Sulawesi.
Thành phố Palu là khu vực có số người chết cao nhất vì nằm ven biển. Toàn bộ vịnh đã bị tấn công bởi sóng thần với chiều cao 2,2 – 6m và vào sâu khoảng 500m tính từ bờ biển.
Một điều khá kỳ lạ, tại nhiều khu vực chịu ảnh hưởng của thảm họa kép động đất, sóng thần ở Indonesia, mặt đất giờ đây nhìn giống như chất lỏng như lời một số nhân chứng miêu tả. Giới chuyên gia gọi đây là hiện tượng “đất hóa lỏng”, xảy ra khi đất bị bão hòa bởi nước và chịu sức ép do chuyển động đột ngột như rung chấn từ động đất.
Nền đất lúc này mất đi sức chịu lực và độ cứng, thể hiện đặc tính giống như nước. Hiện tượng hóa lỏng đất có thể gây nguy hiểm. Trong những trận động đất, xe hơi, mặt đường và thậm chí các tòa nhà có thể bị hút xuống dưới lớp đất nền.
“Nếu sự việc được cảnh báo sớm 10 phút thì hậu quả đã rất khác” – đó là nhận định của rất nhiều chuyên gia khi những người dân ở thành phố này hoàn toàn không được cảnh báo sớm về động đất và sóng thần.
Người dân thành phố này khẳng định, họ không hề biết một thông báo hay tín hiệu nào cả, sóng thần tới họ nhìn bằng mắt thường và hét lên cho nhau cùng chạy trốn. Thậm chí một buổi lễ vẫn diễn ra tại bờ biển khi sóng thần ập tới vào tối 28/9/2018.
Nằm trên vành đai lửa Thái Bình Dương, Indonesia là quốc gia thường xuyên phải đối mặt với các trận động đất nhưng hệ thống cảnh báo sớm của quốc gia này lại hoạt động kém hiệu quả, nhiều thiết bị cảnh báo sóng thần không hoạt động, một số thiết bị lại cho kết quả sai. Năm 2004, một trận động đất và sóng thần khác đổ vào Aceh, đảo Sumatra khiến 230.000 người thiệt mạng. Một thời gian dài trôi qua, những kinh nghiệm để ứng phó với động đất và sóng thần của Indonesia vẫn chưa hề được tích luỹ và chưa ứng phó hữu hiệu.
Giải thích động đất theo khoa học
Mỗi năm trên Trái đất có chừng 500.000 đến 1 triệu vụ rung chấn địa chất do các dụng cụ đo lường phát hiện được, trong đó có chừng 100.000 vụ có thể làm rung rinh ngôi nhà, nghiêng đảo một chậu nước, mà ta cảm nhận được gọi là động đất và 100 vụ gây hại thực sự.
Sóng thần chủ yếu là động đất dưới biển, nhiều khi không có ảnh hưởng gì lớn (trừ một số trận rất khủng khiếp) nên ít được chú ý hơn nhưng lại gây ra chết chóc rất lờn.
Lịch sử ghi lại nhiều trận động đất và sóng thần nghiêm trọng. Theo thống kê, nếu coi thiệt hại về người là sự đánh giá thì trận động đất lớn nhất xảy ra ở Tứ Xuyên (Trung Quốc) năm 2006 có 379.484 người chết. Trận sóng thần lớn nhất là trận sóng thần Ấn Độ dương, ngày 26-12-2004 làm chết đến 230.000 người (riêng Inđonexia 168.000 người).
Kênh CNN (Mỹ) dẫn lời nhà khí tượng học Allison Chinchar cho biết: “Kiến tạo mảng và Vành đai lửa là nguyên nhân chính khiến Indonesia thường xảy ra động đất và phun trào núi lửa”.
Indonesia thường phải hứng chịu động đất bởi quốc gia vạn đảo này nằm trên “Vành đai Lửa” – cung núi lửa và các đường đứt gãy ở lòng chảo Thái Bình Dương. Khu vực này có hình dạng tựa như chiếc giày trải dài trên diện tích 40.000 km2 nơi xảy ra đa số các vụ động đất trên thế giới.
Một trong những khu vực thường xảy ra động đất nhất trên thế giới nằm trên diện tích trải dài từ Nhật Bản, Indonesia “vượt biển” tới California và Nam Mỹ.
Thời gian qua, Indonesia đã chịu nhiều trận động đất là minh chứng cho thấy vị trí tiềm ẩn nhiều nguy hiểm của quốc gia này.
Riêng tại đảo du lịch Lombok, khi người dân trong quá trình phục hồi sau trận động đất 6,4 độ richter xảy ra tháng 7/2018 khiến 15 người thiệt mạng thì vào ngày 5/8/2018 một trận động đất 6,9 độ richter lại ập đến nơi này khiến hơn 400 người thiệt mạng.
Gần đây nhất, trận động đất mạnh 7,5 độ richter đã xảy ra tại đảo Sulawesi ở Indonesia kéo theo sau đó là sóng thần cao tới 6 met khiến cho hơn 2000 người thiệt mạng.
Vậy động đất hay địa chấn là sự rung chuyển trên bề mặt Trái Đất do kết quả của sự giải phóng năng lượng bất ngờ ở lớp vỏ Trái Đất và phát sinh ra Sóng địa chấn.
Nguyên nhân của động đất do :
Nội sinh: Do vận động kiến tạo của các mảng kiến tạo trong vỏ Trái Đất, dẫn đến các hoạt động đứt gãy và/hoặc phun trào núi lửa ở các mảng lục địa liên quan đến vận động của các lớp và khối của Trái Đất. Tuy rất chậm, các lớp vỏ và mảng trong lòng Trái Đất vẫn luôn chuyển động. Khi chúng va vào nhau nếu xung lực lớn hơn sức chịu đựng của thể chất Trái Đất thì sự đứt gãy diễn ra, giải phóng năng lượng và xảy ra động đất. Nếu động đất xảy ra dưới đáy biển hoặc núi lửa dưới đáy biển phun trào thì có thể gây ra sóng thần tràn vào bờ cuốn trôi nhà cửa và sinh vật.
Ngoại sinh: Thiên thạch va chạm vào Thiên thạch, các vụ trượt lở đất đá với khối lượng khổng lồ do mưa lớn.
Nhân tạo: Hoạt động của con người gồm cả gây chấn động không chủ ý và các kích động có chủ ý trong khảo sát hoặc trong khai thác hay xây dựng, đặc biệt là các vụ thử hạt nhân dưới lòng đất.
Thiên tai dưới góc nhìn Phật pháp
Các nhà khoa học chỉ giải thích nguyên nhân thiên tai, động đất, sóng thần, theo quan điểm duy vật khách quan. Quan điểm này tuy rất gần gũi thực tế theo quan niệm phổ biến của con người nhưng không hoàn toàn đầy đủ. Chẳng hạn cấu tạo của các mảng địa chất trong lớp vỏ Trái Đất hay vành đai lửa Thái Bình Dương là rất rõ ràng, toàn thể nhân loại trên địa cầu đều thấy giống nhau như vậy. Nhưng nếu truy xét thật sâu xa về nguồn gốc, thì chúng ta sẽ không tìm thấy được nguyên nhân đầu tiên. Chẳng hạn :
– Nguyên nhân nào khiến phát sinh ra vật chất, tại sao vật chất không bền vững. Tại sao lớp vỏ trái đất giống như chiếc bè mong manh bồng bềnh trên khối dung nham nóng chảy là hỏa quyển, cấu tạo như vậy quả thật là không bền vững chút nào.
– Tại sao có các mảng cấu tạo địa chất và tại sao chúng lại di chuyển va chạm vào nhau, trượt lên nhau phát sinh ra động đất.
Khoa học dường như không thể giải thích được những nguyên nhân cơ bản đầu tiên đó, họ cho rằng quả địa cầu có cấu tạo tự nhiên như vậy, họ chỉ nhận thức và mô tả thôi chứ không có khả năng thay đổi cấu trúc địa cầu cho bền vững hơn. Tốt lắm là họ chỉ có khả năng dự báo trước khi động đất hay sóng thần xảy ra trong một thời gian rất ngắn để hy vọng dân chúng kịp thời di cư lánh nạn. Nhưng trong thực tế, như cuộc động đất ngày 28-09-2018 tại Sulawesi đã chỉ ra, các thiết bị dự báo sóng thần đã không hoạt động hoặc hoạt động không tốt, dự báo sai khiến cho dân chúng không kịp di tản lánh nạn, làm cho hàng ngàn người thiệt mạng. Chính quyền không hề có dự báo gì trước khi động đất xảy ra, mặc dù Indonesia đã từng bị trận động đất sóng thần kinh khủng làm chết hàng trăm ngàn người năm 2004, họ đã không rút được kinh nghiệm.
Vậy Phật pháp trả lời thế nào cho các câu hỏi cơ bản nêu trên?
Thứ nhất, nguyên nhân nào phát sinh vật chất và tại sao vật chất không bền vững? Đức Phật đã chứng ngộ và thuyết giảng vật chất phát sinh như thế nào. Nguyên lý cơ bản của vũ trụ vạn vật được trình bày trong Kinh Hoa Nghiêm: "Nhất thiết pháp vô tự tính", tức là tất cả các pháp đều không có tự tính, điều đó có nghĩa là hạt photon hoặc hạt electron cũng như tất cả các hạt cơ bản khác không có sẵn bất cứ đặc trưng gì, chẳng hạn không có sẵn vị trí, khối lượng, điện tích, số spin. Kết luận này đã được chứng tỏ trong cuộc thí nghiệm về liên kết lượng tử (quantum entanglement) do Alain Aspect tiến hành năm 1982 tại Paris. Nó xác nhận rằng cuộc tranh cãi khoa học lớn nhất thế kỷ 20 giữa Niels Bohr và Albert Einstein đã ngã ngũ với phần thắng thuộc về Bohr.
Như vậy không có cái gọi là duy vật khách quan bởi vì vật không có thật, các hạt cơ bản của vật chất chỉ là hạt ảo. Điều này đã được Niels Bohr nêu rõ như sau: Hạt vật chất cơ bản cô lập là những sự vật trừu tượng- tức không phải vật thật. Nói rõ ràng hơn, các hạt quark, electron chỉ là những hạt ảo, nếu tách riêng, cô lập thì chúng không tồn tại, bản chất chúng chỉ là sóng vô hình không có thực thể, nhưng trong nhất niệm vô minh của chúng sinh thì sóng đó biến thành hạt vật chất. Hay nói rõ hơn nữa các hạt cơ bản chỉ tồn tại trong tâm, trong ý thức, trong tưởng tượng của con người chứ không phải là thực thể khách quan. Thí nghiệm hai khe hở đã xác nhận rõ ràng như vậy:
Thí nghiệm hai khe hở chứng tỏ rằng chính nhất niệm vô minh của con người đã biến sóng tiềm năng vô hình phi vật chất thành hạt cơ bản của vật chất và từ những hạt cơ bản đó mới cấu tạo thành nguyên tử, phân tử, cố thể vật chất, vũ trụ vạn vật. Thế nghĩa là thế giới vật chất và tinh thần đều là do tâm tạo. (tức là Nhất thiết duy tâm tạo theo Kinh Hoa Nghiêm). Giáo lý cơ bản nhất của Phật pháp là Tánh Không: Ngũ Uẩn Giai Không, tất cả hiện tượng, sự vật trên thế gian đều không có thực thể, chỉ là biểu hiện ảo hóa của tánh không mà thôi.
Chính vì vật chất là sản phẩm của tâm tạo, nó lung linh ảo hóa biến đổi vô chừng nên không thể hy vọng là vật chất bền vững dù nó có khối lượng rất to lớn như mặt trời hay trái đất, cố thể vật chất do tâm tạo không thể bền vững, nó chỉ tạm ổn định một cách tương đối mà thôi.
Trong bộ kinh Thành Duy Thức Luận của đại sư Huyền Trang biên dịch có tổng kết một câu vô cùng ý nghĩa: Tam giới duy tâm, vạn pháp duy thức, có nghĩa là ba cõi Dục giới, Sắc giới, Vô Sắc giới đều là tâm, tất cả các pháp đều là thức. Thức tức là phân biệt, nhận thức, là biết (tri) cả chủ thể (năng tri, subject) và đối tượng (sở tri, object) cũng đều là thức, kinh điển gọi là Chánh biến tri. Tin học ngày nay gọi là thông tin (information). Toàn bộ vũ trụ vạn vật đều là thông tin, thuật ngữ khoa học gọi là Vũ trụ toàn ảnh (Holographic Universe).
Sở dĩ con người ngày nay lâm vào bế tắc vô phương giải quyết chính là vì con người mê muội, cứ mãi kiên cố nắm giữ Cái Ta (Ngã) và Cái Của Ta (Ngã Sở cũng tức là Pháp). Chính hai thứ khái niệm đó là nguyên nhân của tất cả mọi thảm họa kể cả thiên tai như động đất, sóng thần, bão tố, lụt lội, núi lửa; kể cả nhân họa là những thảm cảnh chiến tranh, khủng bố, bạo lực, hàng triệu người phải di cư, bỏ nhà bỏ cửa, bỏ quê hương xóm làng đi tha phương cầu thực. Ai vẫn còn mang nặng tâm chấp ngã, chấp pháp thì phải chịu trách nhiệm về tất cả những tai ương đó.
Tại sao như vậy?
Bởi vì những người chấp ngã và chấp pháp, nói chung là chấp thật, hành động lấy mình là trung tâm, làm sao có lợi cho mình, vun quén cho ngã sở ngày càng phình to, vơ vét cái của người khác, của sinh vật khác để phục vụ cho cuộc sống của mình. Họ giết hại sinh vật để cho mình ăn ngon mặc đẹp, có những món trang trí quý giá như ngà voi, sừng tê. Trên phạm vi quốc gia, họ trở thành những nước đế quốc hoạt động xâm chiếm lật đổ, gây ra những cuộc chiến tranh, cướp đoạt tài nguyên của nước khác.
Tâm của chúng sinh tạo ra những sự vật lung linh huyễn ảo, không có gì là chắc chắn vững bền cả. Tuy nhiên vật chất lại có một mức độ ổn định tương đối, ví dụ một dãy núi, một con sông, nhìn chung trong hàng ngàn năm có vẻ không thay đổi nhiều lắm.
Nhưng quan sát ở cự ly gần hơn thì có sự thay đổi rất lớn. Thí dụ núi trẻ thì cao nhọn, núi già thì thấp tù vì bị gió mưa bào mòn và sạt lở. Những sinh vật, người dân sống trên sườn núi hàng năm đều có thể bị tai nạn do sạt lở núi. Những con sông cũng thế, có thể dần dần thay đổi dòng chảy, những chỗ cong, khúc uốn có thể biến thành hồ. Dòng nước cuốn trôi bùn đất và gây ra sạt lở làm cho nhà cửa sụp đổ xuống. Có khi nước sông dâng cao gây ra lụt lội.
Những con sông lớn như Hoàng Hà, Dương Tử, Mekong đều có gây ra những cảnh lụt lội kinh hoàng ở những vùng đất trũng. Bờ biển cũng bị sóng đánh sạt lở ăn sâu vào đất liền. Có những thời kỳ biển tiến, nước biển dâng làm chìm ngập một phần đất liền. Có những thời kỳ biển thoái, nước biển rút ra xa để lộ ra những bãi bồi. Người xưa gọi sự biến đổi đó là thương hải biến tang điền (tức biển xanh biến thành ruộng dâu) hoặc tang điền biến thương hải (tức ruộng dâu biến thành biển xanh), tiếng Việt gọi tắt là cuộc bể dâu. Truyện Kiều của Nguyễn Du có câu :
Trăm năm trong cõi người ta
Chữ tài chữ mệnh khéo là ghét nhau
Trải qua một cuộc bể dâu
Những điều trông thấy mà đau đớn lòng
Con người đau khổ vì sự thay đổi khiến cho chạnh lòng, chẳng hạn trong bài Giang Thượng Ngâm của Lý Bạch:
Khuất Bình từ phú huyền nhật nguyệt - Thơ phú Khuất Nguyên soi trời đất
Sở Vương đài tạ không sơn khâu - Vua Sở lâu đài biến núi hoang
Tệ hại hơn, sự thay đổi dữ dội tạo ra tai họa khủng khiếp như động đất, sóng thần, bão lụt mà chúng ta đã mô tả ở phần trên.
Cấu tạo mong manh của vỏ trái đất, các mảng địa chất di chuyển va chạm nhau, trượt lên nhau sẵn sàng gây tai họa động đất, sóng thần, là do cộng nghiệp của cư dân. Đó là cơ chế do tâm bất an tạo ra. Tâm bất an, tâm có chứa nhiều ác nghiệp sẽ chiêu cảm các sinh linh tụ tập về đó để chịu nghiệp báo. Những người có nghiệp động đất, sóng thần hay thiên tai sẽ sinh ra tại nơi có vành đai lửa Thái Bình Dương hoặc những nơi có nhiều nguy cơ xảy ra động đất. Hoặc có những cơ duyên xui khiến họ đến định cư ở những vùng đất xấu đó. Còn những người có nghiệp lành thì sẽ sinh ở những nơi đất lành hoặc cơ duyên xui khiến họ đến vùng đất lành.
Khoa học chỉ đề cập đến những nguyên nhân thuộc về vật chất, còn những nguyên nhân thuộc về tâm linh thì khoa học cảm thấy dường như không có liên hệ, chẳng hạn nghiệp lực có ảnh hưởng thế nào tới thiên tai thì không thể truy xét được.
Giữa vật chất và tinh thần, liệu có tác động lẫn nhau không? Về phương diện y học và sinh lý cơ thể người ta thấy rõ ràng là có. Trạng thái tinh thần có ảnh hưởng tới cơ bắp. Trong một trận bóng đá, khi một đội ghi được bàn thắng thì tinh thần toàn đội sẽ hưng phấn và có thể đá hay hẳn lên. Trái lại nếu một đội bị thua liên tiếp vài ba bàn thì tinh thần sa sút và có thể bị vỡ trận, tiếp tục thua đậm.
Trong y học có khi người ta sử dụng liệu pháp giả dược, thuốc không thực sự chứa hoạt chất có tác dụng, không có chất thuốc gì đặc biệt cả, nhưng do bệnh nhân tin tưởng nên vẫn có thể lành bệnh. Chính sự tin tưởng sinh ra tác dụng. Được biết, trong một cuộc nghiên cứu kéo dài trong 6 tháng về cách chữa trị chứng trầm cảm, một loại thảo dược chỉ có tác dụng làm giảm 24% các ca bệnh trầm cảm mức độ vừa. Trong khi đó giả dược lại cải thiện được tình trạng cho khoảng 32% đối tượng.
Tại Việt Nam có một thầy thuốc chữa bệnh bằng tâm linh, đó là cụ Nguyễn Đức Cần còn gọi là cụ Trưởng Cần.
Cụ dùng một phương pháp chữa bệnh rất đặc biệt của một người thầy thuốc, không dùng thuốc, chữa bệnh từ xa, chữa bằng nước trắng…. Nhiều người cho rằng, nó huyền bí không thể hiểu được vì nó xa lạ với các quy luật vật lý thông thường. Cách chữa bệnh của cụ so với cách chữa bệnh của một số vị thiền sư đạt đạo trong Phật giáo có sự tương đồng. Ở thời của cụ, Phật giáo được rất ít người biết đến nên nhiều người cho rằng, phương pháp chữa bệnh đó là bịp bợm, dùng bùa ngải, yêu thuật chữa bệnh…
Ngày nay, Phật giáo đã được truyền bá sâu rộng, các giáo lý Nhà Phật ngày càng được khoa học chứng minh sự chính xác, tính thực tiễn của nó. Sự uyên thâm, vi diệu, bất khả tư nghì trong các Kinh, Chú của các đức Phật đã được thể hiện qua một số năng lực thần thông của các vị thiền sư cũng như của một số nhân vật đặc dị công năng. Cụ Nguyễn Đức Cần sinh ngày 29-12-1909 (Kỷ Dậu) ở thôn Đại Yên – Ngọc Hà – Quận Ba Đình – Hà Nội. Cụ là người có học vấn khá, thông thạo tiếng Pháp. Cụ hoạt động cách mạng trước năm 1945. Đã từng là đại đội trưởng đội Lam Sơn, bảo vệ Hà Nội sau ngày toàn quốc kháng chiến.
Các cụ già trong làng kể lại rằng, khi bà cụ Khế (Hoàng Thị Khế – mẫu thân ) sinh người con trai thứ năm vào đêm 30 tết thì đêm hôm ấy bỗng trời sáng trưng như có trăng rằm. Phải chăng đó là một điềm lành báo rằng có một bậc kỳ tài xuất thế để giúp đời. Khi cha của cụ là cụ ông Nguyễn Đức Nhuận bị bệnh có khối u to bằng quả trứng ở vùng bụng, đã được một vị thầy về làng chữa khỏi. Cụ bà Khế đã cho cậu Nguyễn Đức Cần theo học cách trị bệnh với vị thầy đó. Từ những năm 1940 cụ Trưởng Cần đã bắt đầu chữa bệnh giúp cho nhiều người. Lúc đầu chữa trị cho những người trong họ tộc thân quen về sau cụ bắt đầu nhận chữa rộng rãi cho nhiều người.
Phương pháp chữa bệnh của cụ rất đặc biệt, người bệnh hoặc người nhà bệnh nhân đến gặp cụ, nếu được cụ nhận lời, cụ sẽ cho một mảnh giấy có chữ ký của cụ mang về. Cụ chữa bệnh bằng nước trắng, dùng giấy có chữ ký đốt hoặc dán lên chỗ đau. Cụ chữa bệnh không dùng thuốc và có thể chữa bệnh từ xa. Cụ chữa nhiều loại bệnh như: điên, ung thư, đau dạ dày, sơ gan cổ trướng, máu trắng, thấp khớp, câm điếc, liệt tay, hen. Cụ chữa bệnh không những không lấy tiền mà cụ còn giúp bệnh nhân thấy được những lỗi lầm của họ để sửa tính nết và giảm bệnh tật.
Ngày 13-7-1983, cụ Tưởng Cần đã mất đi trong sự tiếc thương vô hạn của nhiều người. Một cái chết nhẹ nhàng, bình thản mà cụ đã biết trước đó nhiều ngày. Theo nhà khoa học Nguyễn Phúc Giác Hải, cũng giống như những năng lực, khả năng của các nhà ngoại cảm, phương cách chữa bệnh của cụ Trưởng Cần nếu dùng khoa học để giải thích thì mãi mãi sẽ không giải thích được. Không thể dùng quy luật vật chất để giải thích quy luật về tâm linh. Cũng như không thể dùng trí tuệ hữu hạn mắt thường nhìn thấy để giải thích cái vô hạn của tam giới.
Các nhà đặc dị công năng như Trương Bảo Thắng, Hầu Hi Quý rõ ràng là có thể dùng tâm linh tác động tới vật chất. Chẳng hạn Trương Bảo Thắng có thể dùng sức mạnh tinh thần phục nguyên bức tranh đã bị ông xé nát vo tròn và ngâm nước. Hầu Hi Quý có thể hồi phục nguyên chiếc đồng hồ tay bị đập bẹp.
Khi một cái ly bằng thủy tinh rơi từ trên cao xuống nền gạch vỡ tan. Các nhà khoa học nói rằng entropy của nó đã tăng lên tức là mức độ mất trật tự của cái ly tăng lên, và muốn tái lập trật tự như cũ thì phải chắp vá các mảnh vụn và dán lại nhưng hầu như không thể khôi phục hoàn toàn như ban đầu. Thế nhưng những người có đặc dị công năng như Trương Bảo Thắng có thể dùng tâm linh để phục nguyên hoàn toàn cái ly vỡ giống y như là nó chưa hề bị vỡ bao giờ. Nghĩa là có thể làm cho entropy của cái ly vỡ nát giảm đi đến mức nguyên vẹn như lúc đầu mà không cần dùng tới cơ bắp của bàn tay. Những câu chuyện trên đây chứng tỏ rằng tâm và vật có quan hệ với nhau, tâm có thể tác động tới vật.
Trở lại với thiên tai động đất, các mảng kiến tạo lục địa đang di chuyển hay vành đai lửa Thái Bình Dương là biểu hiện cộng nghiệp của hàng tỷ người sống trên vành đai đó. Đó là một cơ chế để thi hành nghiệp của họ, và cơ chế đó cũng là do cộng nghiệp của họ tạo ra chứ không phải có sẵn. Cũng như cả quả địa cầu này là cộng nghiệp của hơn 7 tỷ người sống trên đó. Cũng như toàn bộ vũ trụ này là cộng nghiệp của toàn thể chúng sinh sống trong đó. Phật pháp nói rằng không phải vũ trụ hay quả địa cầu tự nhiên mà có, các cảnh giới đó là cộng nghiệp của toàn thể chúng sinh trong vũ trụ. Chính tâm niệm của chúng sinh tạo ra vũ trụ và quả địa cầu. Cũng như do đại nguyện của Phật A Di Đà mà cõi giới Tây phương cực lạc được tạo lập để tiếp dẫn chúng sinh thực hành đúng tín nguyện hành thì sẽ được vãng sinh về cõi đó.
Như vậy cảnh giới an lạc hay cảnh giới khủng khiếp cũng là do tâm tạo chứ không phải là tự nhiên có sẵn như quan điểm duy vật khách quan của một số nhà khoa học thiếu hiểu biết, họ chưa hiểu vấn đề vật chất là do tâm tạo (Nhất thiết duy tâm tạo), họ cũng chưa hiểu nguyên lý tất cả sự vật đều không có sẵn tự tính (Nhất thiết pháp vô tự tính). Quan điểm duy vật khách quan của Einstein đã bị Alain Aspect chứng minh là sai lầm kể từ năm 1982, nhưng nhiều nhà khoa học cho đến nay vẫn chưa hiểu rõ vấn đề này nên họ vẫn còn, hoặc là hoang mang hoăc là cố chấp quan điểm duy vật dù cho quan điểm này ngày nay đã không còn đứng vững.
Nói tóm lại, vành đai lửa Thái Bình Dương cũng như các mảng kiến tạo lục địa đang di chuyển và va vào nhau tạo ra động đất, sóng thần không phải là tự nhiên có sẵn bởi vì theo nguyên lý Nhất thiết pháp vô tự tính, chúng xuất hiện là do cộng nghiệp của loài người, do tâm của họ tạo ra. Những người nặng nghiệp thì sẽ hội tụ với nhau trên vành đai lửa, còn những người nhẹ nghiệp thì ở cách xa vành đai lửa ấy và ít bị thiên tai hơn. Những người không có nghiệp khổ vì thiên tai thì sẽ sinh ra ở các cõi trời hoặc cõi Tây phương cực lạc mà cấu tạo địa chất ở các cõi đó hoàn toàn khác hẳn địa cầu và không bao giờ xảy ra thiên tai. Kinh Vô Lượng Thọ (sa. sukhāvatī-vyūha) mô tả cõi giới Tây phương như sau :
Toàn cõi Cực Lạc, đất lưu ly trong suốt. Phía dưới có tòa kim cương nâng đỡ. Tòa kim cương ấy tám góc đều đặn, mỗi mặt có trăm thứ bảo châu. Mỗi bảo châu phóng nghìn tia sáng. Mỗi tia sáng có 84.000 màu, chói đất lưu ly sáng như nghìn ức mặt trời. Mặt lưu ly bằng phẳng, có dây vàng ròng cùng thất bảo giăng phân khu vực và đường sá. Mỗi dây báu phóng ra tia sáng trăm màu. Tia sáng ấy hình như hoa, như sao, như trăng, chiếu lên kết thành đài sáng chói ở giữa chừng không. Bên những đài sáng ấy có trăm ức tràng hoa, cùng vô số nhạc khí. Từ trong đài sáng thổi ra tám thứ gió nhẹ mát, làm rung động những nhạc khí ấy reo lên tiếng diễn nói pháp “Khổ, Không, Vô Thường, Vô ngã, Từ bi Hỷ Xả, các phép tu Ba La Mật (các phép tu của Bồ tát để trở thành Phật)”
Cõi đó không có cát bụi đất đá, không có ô nhiễm, mặt đất bằng phẳng cứng chắc như kim cương, không có gió bão, không có lửa cháy. Nước trong ao hồ sông suối luôn điều hòa không bao giờ gây hại.
Kết luận
Mỗi cá nhân nên có nhận thức đúng đắn về thế giới, không nên quá tin vào chủ nghĩa duy vật khách quan. Chủ nghĩa này đã bị khoa học lượng tử hiện đại bác bỏ, khả năng của khoa học tuy rất hữu ích giúp cải thiện đời sống vật chất cho con người, nhưng cũng có giới hạn, có nhiều vấn đề khoa học không thể giải quyết được bởi vì thế giới do tâm tạo ra, ngay cả vật chất tưởng là tồn tại khách quan thực tế cũng là do tâm tạo. Nên hiểu thuyết Nhất thiết duy tâm tạo của Phật giáo, hiểu thiên tai nhân họa là do cộng nghiệp của một tập thể chúng sinh chứ không phải tự nhiên xảy ra, nó có nguyên nhân là do nghiệp lực (karma), ác nghiệp của quá khứ. Do đó phải tu nhân tích đức để tránh nghiệp quả trong tương lai.
Đối với những vấn đề thực tế sát sườn trong cuộc sống hàng ngày, khoa học cũng có vai trò nhất định mặc dù có giới hạn, khoa học cũng đã góp phần rất lớn trong việc cải thiện đời sống vật chất cho con người. Đối với vấn đề thiên tai, vai trò của chính quyền áp dụng khoa học kỹ thuật để dự báo trước và phòng ngừa thiên tai, nếu làm tốt cũng có thể giúp giảm nhẹ thiệt hại về nhân mạng tài sản nhưng không thể hoàn toàn đảm bảo sẽ ngăn ngừa được mọi thiệt hại về người và của. Do đó cá nhân phải phát huy sức mạnh tâm linh của mình, một mặt phải chấp nhận những nghiệp báo của quá khứ, một mặt tránh tạo nghiệp cho tương lai.
Những ngư dân sống ở ven biển làm nghề đánh bắt hải sản, chăm lo cho đời sống của mình và gia đình mình bằng cách giết hại sinh vật biển, hàng ngày đánh bắt bao nhiêu tôm cá. Những người sống bằng nghề chăn nuôi, nuôi heo gà vịt cá để giết thịt. Những người dân bình thường, mỗi ngày ăn bao nhiêu thịt cá tôm tép cua ghẹ. Tất cả những sinh hoạt đó là sự vay mượn, họ vay mượn sinh mạng của chúng sinh khác để đáp ứng cho cuộc sống của mình. Có vay ắt có trả, vay kiếp này thì kiếp sau sẽ biến thành heo gà vịt cá để trả nợ. Có những món nợ không đợi tới kiếp sau mà hiện hành ngay kiếp này. Nỗi oán hận ngất trời của những sinh linh bị giết hại quá nhiều có thể biến thành giông bão, núi lửa, động đất, sóng thần. Những hiện tượng thiên nhiên đó cũng là do tâm tạo, ứng với nguyên lý Nhất thiết duy tâm tạo mà Phật giáo đã chỉ ra. Thiên đường hay địa ngục không phải là tự nhiên có sẵn mà là do tâm tạo. Vấn đề tâm tạo ra vật chất, ngày nay khoa học đã hiểu khá rõ ràng qua thí nghiệm hai khe hở mà phần trên đã nêu.
Thế giới vật chất là do thức (thông tin) biến hiện đã được nhận thức rõ.
Thí nghiệm đã chỉ ra rằng tâm niệm của con người đã l&