Chùa Việt

Thiền viện Trúc Lâm Chánh Giác - Thiền viện lớn nhất Tiền Giang

Thứ sáu, 25/12/2019 08:35

TVTL Chánh Giác có địa thế cạnh Khu Bảo Tồn thiên nhiên vùng Đồng Tháp Mười nên du khách rất thuận tiện cho việc tham quan cả 2 điểm đầy thú vị, lạ lẫm và thơ mộng rất lạ thường.

>>Phật tử có thể đọc thêm loạt bài về Chùa Việt 

Bài liên quan

Hiện nay, hầu hết các tỉnh ĐBSCL đã có mặt các thiền viện theo hệ phái Trúc Lâm Yên Tử với quy mô xây dựng rất hoành tráng, kiến trúc đa dạng, độc đáo như ở: TP Cần Thơ, Bạc Liêu, Sóc Trăng, Hậu Giang…hầu hết các thiền viện đầu có lối bố trí tương đồng nhau như: sảnh đường, tu viện, gác chuông, cây xanh…nhưng ở tỉnh Tiền Giang lại sở hữu một thiền viện rất đặc biệt về kiến trúc mang đậm dấu ấn của nền văn hóa Ấn Độ pha lẫn văn hóa Việt, đó là Thiền Viện Trúc Lâm ( TVTL) Chánh Giác (tọa lạc tại xã Thạnh Tân, huyện Tân Phước, tỉnh Tiền Giang) hoàn thành năm 2016 với 25 hạng mục, kinh phí xây dựng hơn 300 tỷ đồng từ sự đóng góp của phật tử. Đây đang là thiền viện đẹp và lớn nhất khu vực Đông Nam Á hiện nay.

Lối vào TVTL Chánh Giác

Lối vào TVTL Chánh Giác

Bài liên quan

Sau khi vượt chặng đường gần 80 cây số từ TPHCM đến đây, ông Kim Chung Chin, du khách đến từ Hàn Quốc nhận xét trong sự ngạc nhiên tột độ: “Tôi đã đi hầu hết các chùa lớn, các thiền viện phái Trúc Lâm của Việt Nam nhưng chưa thấy nơi nào lại đẹp, uy thiêng, độc đáo, khang trang như ở đây, đặc biệt là sự giao thoa rất hài hòa giữa 2 nền kiến trúc Việt - Ấn như ở đây. Đường đến đây rất đẹp nên rất thuận tiện cho khách tham quan”.

Thấy chúng tôi có vẽ thắc mắc về 2 từ Chánh Giác, nhiều vị sư tại đây giải thích: chánh giác có nghĩa là giải thoát. Thiền viện này có kèm 2 từ trên là do có khu tâm linh ( KTL) tôn thờ nơi an nghỉ của đức Phật Thích Ca cùng các tiểu cảnh có liên quan đến sự kiện Người sinh ra và đắc đạo, nhập niết bàn...

Chánh điện

Chánh điện

Hiện nay, TVTL Chánh Giác với diện tích trên 50 ha được phân bổ thành 2 khu vực: Khu vực bên ngoài có cấu trúc gần giống như TVTL tại TP Đà Lạt; khuôn viên rộng lớn với nhiều cây đại thụ, nhiều khối đá tảng khổng lồ, ao sen, chánh điện, Tổ đường, Thiền đường, Giảng đường, Thư viện, Nhà Trưng bày, Lầu chuông… với tổng diện tích hơn 47.000 mét vuông. Trong đó, chánh điện của Thiền Viện có sức chứa lên đến hơn 3.000 người. Đặc biệt nhất phải kể đến pho tượng Phật Thích Ca Mâu Ni được tạc bằng đá ngọc, thếp vàng, cao 4,5 mét, nặng trên 30 tấn, do đích thân các nghệ nhân Myanmar chế tác.

Bảo tháp cao 31 mét

Bảo tháp cao 31 mét

Bài liên quan

Khu vực bên trong có 4 Thánh tích (Tứ động tâm) có tỉ lệ 6/10 so với nguyên mẫu tại Ấn Độ bao gồm: vườn Lâm Tì Ni nơi Phật đản sinh, Bồ Đề Đạo Tràng nơi Phật thành đạo, vườn Lộc Uyển nơi Phật chuyển pháp luân, Câu Thi Na nơi Phật nhập diệt; tháp Đại giác có chiều cao 31 mét.. Toàn bộ khối lượng đá tảng để xây dựng được chuyển từ tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu về đây xây dựng với sư tham vấn của nhiều chuyên gia trong và ngoài nước.

Vào ngày Chủ nhật tuần thứ ba mỗi tháng, Thiền viện đều tổ chức sinh hoạt đạo tràng với khá đông phật tử gần xa tham dự, bao gồm các hoạt động: Tụng kinh, sám hối, nghe giảng pháp, ngồi thiền. Bên cạnh đó, định kỳ 2 tháng/lần, Thiền viện còn tổ chức lễ truyền tam quy, ngũ giới cho Phật tử.

IMG_8310

TVTL Chánh Giác có địa thế cạnh Khu Bảo Tồn thiên nhiên vùng Đồng Tháp Mười nên du khách rất thuận tiện cho việc tham quan cả 2 điểm đầy thú vị, lạ lẫm và thơ mộng rất lạ thường.

loading...