Góc nhìn Phật tử

Thương về miền Trung

Thứ sáu, 12/10/2020 08:19

Tin lũ, rồi áp thấp từ biển di chuyển vào dải đất miền Trung, khi bão số 5 mới qua, ngập tận mái nhà ở Quảng Bình, mưa gió trùm khắp…Nhói ở trong lòng và không dám đọc kỹ, xem kỹ các bản tin.

Áp thấp nhiệt đới mới có khả năng mạnh lên thành bão, miền Trung mưa lớn

Nhiều làng mạc ở Quảng Trị bị nước lũ nhấn chìm. Ảnh: Thanh Lộc - Thanh Niên.

Nhiều làng mạc ở Quảng Trị bị nước lũ nhấn chìm. Ảnh: Thanh Lộc - Thanh Niên.

Một cái gì đấy định mệnh gắn với dải đất Trung phần Việt Nam từ xa xưa: chinh chiến, thiên tai, cấu trúc địa lý nghèo đất nhiều núi đồi… Gánh hai đầu đồng bằng sông Hồng và Cửu Long ăm ắp phù sa mầu mỡ xanh non lứa nước vói những mùa bội thu xuát cảng gạo ra khắp bốn bể năm châu, miền Trung hẹp đến mức nghĩ không thể hẹp hơn, dài hình chiếc đòn gánh oằn nặng do cấu trúc địa lý, hình thể chiến lược tạo nên bức tranh kinh tế - xã hội rất đặc thù: ít đất sản xuất nông nghiệp, chuyện thiếu thốn lương thực ngay thời bình hay sóng yên biển lặng đã có xảy ra nói chi bão tố lũ lụt.

Thế đất miền Trung tựa vào núi rừng và biển kéo dài, bão từ biển vào và lũ do tích nước đổ từ trên cao liền kề sau bão, như liên khúc ác nghiệt. Lũ ở miền Trung kinh khiếp, ngập mái nhà. Thời chiến tranh, từng có lúc hai bên hưu chiến vì lý do lũ lụt do sự sống đồng bào.

Sạt lở chia cắt xã Kà Dăng và xã Mà Cooih, H.Đông Giang (Quảng Nam). Ảnh: Báo Thanh Niên.

Sạt lở chia cắt xã Kà Dăng và xã Mà Cooih, H.Đông Giang (Quảng Nam). Ảnh: Báo Thanh Niên.

TT Huế triển khai công tác phòng chống lũ lụt

Bão số 5, lụt, áp thấp, hình ảnh thiệt hại không dám đọc không dám nghe vì đau. Người viết mới về từ Tây Nguyên, một khu vực nhìn thẳng miền Trung và liên kết chặt với các tỉnh trung phần về mọi mặt, chất giọng đồng bào Tây Nguyên cũng chất giọng miền Trung. Đà Lạt mưa to gió lớn rã rít, các tuyến giao thông nối kết các tỉnh miền Trung mang theo những hành khách đày ưu tư lo lắng. Ngay Đà Lạt bán buôn dịch vụ cũng đã khó khăn, tiếng mời hàng nghe xót lắm. Cô cậu nhân viên trạm xe Phương Trang nhường nhau một trái bắp, mấy chú xe ôm có tuổi thành thực: sáng giờ mới ăn một ổ bánh mì thay cơm. Chợ Đà Lạt hồng bán từng túi lớn giá rẻ như ổi ở đồng bằng. Cũng không dám nhìn lâu vì...cũng đâu có tiền mua giúp bà con. Đà Lạt, đất du lịch bậc nhất Đông Dương có tiếng trên thế giới, đã thế, nói gì miền Trung gió nắng quanh năm, ngặt nghèo ngay khi lúc bình thường. Không hiểu sao lòng nghĩ hoài về hạt gạo, khi xe đường dài mỗi làn dừng lại thấy biển tiệm gạo đập vào mắt. Gạo cho đồng bào miền Trung, từ dòng nước ngọt bắc bộ và Cửu Long, cứu cái đói chắc chắc chắn đang hay sẽ đến với không ít gia đình. Giá gạo trong nước vẫn bình ổn, gạo ăn được cũng tầm hơn 10 nghìn một ký thôi, ngang một gói thuốc lá xoàng hay một tách cà phê bình dân, thua xa một ly trà sữa xì tin quán xịn. Gạo cho bà con là ưu tiên một trong hoạt động cứu trợ, chỉ cần có gạo bà con cầm cự sinh tồn, có lẽ chuyện này rất rõ?

Đỉnh lũ tại trạm thủy văn Đông Hà (Quảng Trị) đã vượt lũ lịch sử năm 1983 (4,58m) 0,11m. Ảnh: KTTVQG.

Đỉnh lũ tại trạm thủy văn Đông Hà (Quảng Trị) đã vượt lũ lịch sử năm 1983 (4,58m) 0,11m. Ảnh: KTTVQG.

Nghĩ đến đấy, đọc những dòng thời sự về một số tỉnh miền Trung đổ tiền tỷ tỷ làm tượng đài, tặng cặp cho đại biểu cùng tỷ tỷ đồng, lại không dám đọc hết và không dám tin, qui ra thóc gạo, tỷ tỷ kia được biết bao nhiều bữa ăn? Không có tượng đài nào cao đẹp hơn tượng dài lòng nhân đạo, cứu một mạng người hơn xây bảy tòa tháp.

Nghe “Thương về Miền Trung” của nhạc sỹ Châu Kỳ, lại nhói đau thắt, ngôn từ da diết …Miền Trung.

loading...