Góc nhìn Phật tử

Truyền thông Phật giáo: Một chặng đường nhìn lại

Thứ sáu, 06/09/2019 03:05

Thực ra báo chí Phật giáo xuất hiện sớm và đóng góp lớn lao cho việc hoằng pháp lợi sinh của Phật giáo Việt Nam đồng hành cùng lịch sử dân tộc. Nhưng để hình thành cách chuyên nghiệp trong hệ thống Giáo hội là hành trình không đơn giản về pháp luật, hành chính, tổ chức, nhân sự, chuyên môn và hiệu quả...

>>Phật tử có thể đọc loạt bài về Hoằng pháp 

Ảnh minh họa

Ảnh minh họa

Bài liên quan

Đam mê làm báo và gắn bó với sứ mệnh truyền thông Phật giáo từ khi mới hình thành, tham gia tập huấn nghiệp vụ từ khóa đầu tiên ở chùa Ba Vàng rồi khóa thứ hai ở thiền viện Quảng Đức; tập huấn truyền thông Phật giáo có kết hợp nghiệp vụ thư ký ở Chùa Phật Quang (Rạch Giá), lại công quả viết lách không ngừng, khi còn vài ngày nữa đến khóa tập huấn trong mùa Trung thu ở Phú Quốc, lại bồi hồi nhớ bao nhiêu kỷ niệm của một chặng đường, bước tiến lớn mạnh dần một ngành mới của Giáo hội lồng ghép kết hợp truyền thông và hoằng pháp trong thời  đại số.

Thực ra báo chí Phật giáo xuất hiện sớm và đóng góp lớn lao cho sự hoằng pháp lợi sinh của Phật giáo Việt Nam đồng hành cùng lịch sử dân tộc. Nhưng để hình thành cách chuyên nghiệp một ngành trong hệ thống Giáo hội là hành trình không đơn giản về pháp luật, hành chính, tổ chức, nhân sự, chuyên môn và hiệu quả...

Tại khóa tập huấn truyền thông Phật giáo lần thứ nhất ở chùa Ba Vàng (Uông Bí - Quảng Ninh), các học viên cốt cán từ các tỉnh thành được triển khai các chuyên đề cứng về chủ trương chính sách và khái quát về nghề báo, khái niệm truyền thông Phật giáo cùng nghiệp vụ. Các tiến sĩ Bùi Hữu Dược, Thanh Xuân, Đăng Tuấn...đã "đào tạo" nhân sự làm truyền thông Phật giáo nay đã tham gia lãnh đạo các ban TTTT Phật giáo  các tỉnh thành cả nước.

Cổng thông tin Phật giáo Việt Nam hoạt động mạnh mẽ bên cạnh tờ báo gạo cội Giác Ngộ ở phía Nam. Những biến động xoay quanh kênh truyền hình Phật giáo vô cùng khó khăn phức tạp và không ít lần các bậc tôn túc lãnh đạo bày tỏ quyết tâm củng cố tạo dựng kênh truyền hình Phật giáo dù khó đến đâu. 

Ảnh minh họa

Ảnh minh họa

Bài liên quan

Các tỉnh thành hệ phái liên tục tổ chức tập huấn truyền thông Phật giáo quy tụ được những thành viên nhiệt huyết từ bậc xuất gia đến quý cư sĩ Phật tử, mời được các chuyên gia, nhà báo đến giảng bài chuyển giao kỹ năng. Nhiều trang online Phật giáo có giấy phép đã hoạt động ổn định có lượt đọc cao, có hiệu ứng xã hội tốt và có chân trong làng báo điện tử như một địa chỉ truy cập lành mạnh tin cậy, có nghề: Đạo phật ngày nay, Vườn hoa Phật giáo, đặc san hoa đàm... Bên cạnh đấy, các trang online do các Ban thông tin truyền thông Phật giáo địa phương quản lý đã hình thành và hoạt động, cập nhật thường xuyên thông tin Phật sự và hoằng pháp lợi sinh.

Nhưng công bằng mà nói, đấy là bề nổi, phong trào, chiều rộng; kỳ vọng một hoạt động chuyên nghiệp hiệu quả báo chí truyền thông Phật giáo lớn hơn.

Và khóa tập huấn kỹ năng tác nghiệp truyền thông Phật giáo sẽ diễn ra vài ngày tới ở đảo Ngọc Phú Quốc trong Vịnh Thái Lan cụ thể hơn khát vọng cao đẹp ấy, đưa công tác đào tạo huấn luyện truyền thông phật giáo vào chiều sâu: đào tạo ngắn song chuyên sâu vào kỹ năng, đào tạo theo địa chỉ cụ thể cho đối tượng nhân sự làm Phật sự online vừa thành lập. Không còn chuyện chung chung phong trào, hâm nóng nhiệt tình và chuyển giao nghề báo Phật giáo, khóa tập huấn nghiệp vụ ở Phú Quốc cho thấy bước chuyển mình trong nhận  thức của lãnh đạo giáo hội về truyền thông phật giáo, cho thấy khác biệt đã tạo được qua nỗ lực không mệt mỏi của bao người từ Ba Vàng Đông Bắc đến đảo Ngọc phương Nam.

Nguyện cầu sự nghiệp truyền thông của Giáo hội Phật giáo Việt Nam hanh thông, quý tu sĩ Phật giáo làm truyền thông chân cứng đá mềm, làng báo Phật giáo ngày một phát triển xứng tầm mong đợi của quý bậc tôn túc lãnh đạo và sở nguyện tăng ni Phật tử cả nước.

Nam mô a di đà Phật.

loading...