Góc nhìn Phật tử

Tu hành hãy luôn giữ chánh niệm

Thứ sáu, 23/02/2020 09:13

Chánh niệm là Không bị cảnh giới bên ngoài ảnh hưởng. Người này xử tốt với ta, ta rất cảm kích, tri ân, báo ân, hết thảy tùy duyên; chớ nên dấy lên ý nghĩ: “Ta nhất định phải báo đáp ngươi như thế nào!”, Nghĩ như vậy là xong rồi! Quý vị lại bị đọa lạc.

> Làm cha mẹ trong chánh niệm

“Khả kiến hành nhân sảo hữu chấp trước, tiện thất chánh kiến, tức nhập ma đồ, cầu thăng phản giáng, thậm chí đọa nhập Nê Lê”

(Đủ thấy hành nhân hễ có chấp trước đôi chút bèn mất chánh kiến, liền lọt vào đường ma, cầu thăng lên, đâm ra đọa xuống, thậm chí rớt vào địa ngục).

Nếu Phật hiện tiền, quý vị dấy lên tâm ngạo nghễ, ngã mạn: “Các ngươi thấy ta tu khá quá chớ ! Thấy Phật mà, các ngươi đâu có bằng ta!” Thôi rồi! Đọa lạc rồi!

Nếu Phật hiện tiền, quý vị dấy lên tâm ngạo nghễ, ngã mạn: “Các ngươi thấy ta tu khá quá chớ ! Thấy Phật mà, các ngươi đâu có bằng ta!” Thôi rồi! Đọa lạc rồi!

Nê Lê (Naraka, Niraya) là địa ngục, rất đáng sợ ! Hiểu rõ đạo lý này, người tu hành thật sự sẽ giữ vững chánh niệm; thuận cảnh, [tức là] cảnh giới của Phật, Bồ Tát hiện tiền chẳng động tâm, cảnh giới yêu ma quỷ quái hiện tiền cũng không động tâm. Quý vị thấy địa ngục hiện tiền, vẫn là một câu “phàm những gì có hình tướng đều là hư vọng”, chẳng để ý nó, vẫn giữ chặt một câu A Di Đà Phật, ngay lập tức cảnh giới chẳng còn!

Chánh niệm là gì?

Không bị cảnh giới bên ngoài ảnh hưởng thì gọi là “chánh niệm”. Người này xử tốt với ta, ta rất cảm kích, tri ân, báo ân, hết thảy tùy duyên; chớ nên dấy lên ý nghĩ: “Ta nhất định phải báo đáp ngươi như thế nào!”, Nghĩ như vậy là xong rồi! Quý vị lại bị đọa lạc.

Người này có thù oán với ta, hận ta, chẳng cần phải báo thù. Nói chung, đều coi những người ấy như chư Phật, Bồ Tát. Các Ngài xử tốt với ta nhằm khảo nghiệm ta, xem ta có tham luyến hay không; các Ngài xử tệ với ta để xem ta có sân hận hay không, đều là cảnh giới Phật.

Công phu vẫn chưa đủ, chẳng cần phải khảo nghiệm, quý vị vẫn chưa được. Đến khi quý vị gần như đạt đủ trình độ, sẽ có cảnh giới hiện tiền nhằm khảo nghiệm quý vị, quý vị phải nhớ: Đừng bị dao động bởi các cảnh giới ấy!

Công phu vẫn chưa đủ, chẳng cần phải khảo nghiệm, quý vị vẫn chưa được. Đến khi quý vị gần như đạt đủ trình độ, sẽ có cảnh giới hiện tiền nhằm khảo nghiệm quý vị, quý vị phải nhớ: Đừng bị dao động bởi các cảnh giới ấy!

Vì vậy, Phật và ma là một, chẳng hai. Phật hay ma nhìn từ chỗ nào? Từ ý niệm!

Một niệm giác thì ma cũng là Phật; một niệm mê, Phật cũng biến thành ma.

Nếu Phật hiện tiền, quý vị dấy lên tâm ngạo nghễ, ngã mạn: “Các ngươi thấy ta tu khá quá chớ ! Thấy Phật mà, các ngươi đâu có bằng ta!” Thôi rồi! Đọa lạc rồi!

Vì vậy, quý vị chẳng thấy Phật là vì sao? Công phu vẫn chưa đủ, chẳng cần phải khảo nghiệm, quý vị vẫn chưa được. Đến khi quý vị gần như đạt đủ trình độ, sẽ có cảnh giới hiện tiền nhằm khảo nghiệm quý vị, quý vị phải nhớ: Đừng bị dao động bởi các cảnh giới ấy!

Thật ra, trong cuộc sống thường ngày, mọi người đều biết năm mươi ba lần tham học trong kinh Hoa Nghiêm, năm mươi ba tham học là gì?

Từ sáng thức dậy đến tối đi ngủ, trong lúc ấy, lục căn tiếp xúc cảnh giới chính là năm mươi ba lần tham học, nam, nữ, già, trẻ, các ngành, các nghề.

loading...