Quốc tế

Tượng Phật khổng lồ được khắc bằng vàng trên núi ở Thái Lan

Thứ bảy, 19/05/2022 02:43

Năm 1996, núi đá Khao Chi Chan được xẻ đôi để tạc tượng Phật Thích Ca khổng lồ dát vàng ngồi thiền định. Với ý nghĩa “tỏa sáng rực rỡ và soi sáng cho tất cả”, tượng Phật là công trình tâm linh độc đáo kỷ niệm 50 năm ngày Quốc vương Bhumibol Adulyadej lên ngôi.

Trần Bảo Phật Sơn với hình ảnh tượng Phật Thích Ca Mâu Ni đang ngồi thiền - được tạc trên một vách núi giữa trời. Tượng Phật được Hoành tử Thái Lan khắc tặng vua cha nhân dịp kỷ niệm 50 năm ngày Quốc vương RaMa IX lên ngôi. Tượng Phật này được xem là Quốc Bảo thứ nhất của Thái Lan. Nằm cách không xa núi Phật, vườn nho Hồ Bạc có khung cảnh vô cùng thơ mộng là điểm tham quan du lịch lãng mạn, thích hợp cho những cặp đôi yêu nhau.

Sự độc đáo của bức tượng Phật lớn này là được khắc nổi bằng vàng ròng 24 kara, cao 130 m, rộng hơn 70m, được xây dựng vào năm 1996, nhân dịp Quốc vương RaMa IX trị vì vương quốc Thái Lan được 50 năm. Bức tượng Phật được khắc với ý nghia là Hoành tử và tất cả các thần dân của Thái Lan muốn cầu chúc cho đức Vua của mình trường thọ, trị vì quốc gia.

Trân Bảo Phật Sơn có tên gọi khác là đỉnh núi Chee Chan hay Khau Chee Chan, là một ngọn núi được khắc trên đó một hình của đức Phật Thích Ca Mâu Ni bằng vàng 24K.

Trân Bảo Phật Sơn có tên gọi khác là đỉnh núi Chee Chan hay Khau Chee Chan, là một ngọn núi được khắc trên đó một hình của đức Phật Thích Ca Mâu Ni bằng vàng 24K.

Truyền thuyết từ xa xưa kể rằng, vào ban đêm, trên đỉnh núi Khao Chi Chan bỗng xuất hiện vệt hào quang linh thiêng chiếu sáng rực ngọn núi. Vầng sáng này chỉ hiện lên trong chốc lát rồi vụt tắt đi. Một số người may mắn được tận mắt nhìn thấy luồng sáng kỳ lạ đó kể lại rằng, trong vệt hào quang tỏa sáng có hình của Đức Phật đang ngồi trên đóa sen.

Theo truyện kể của người dân, năm 1996, vua Thái Lan Rama IX - vua Bhumibol Adulyadej lâm bệnh nặng. Thái tử Maha Vajiralongkorn (đức vua Rama X hiện nay) đã tìm mọi cách để chữa bệnh cho cha nhưng đều không khỏi. Nhớ đến truyền thuyết về ngọn núi linh thiêng Khao Chi Chan, Thái tử đã tìm đến ngọn núi này. Từ một vết nứt lạ kỳ chẻ đôi quả núi do sư Phra Yan Sang Worn phát hiện, Thái tử Maha Vajiralongkorn đã cùng với 30 vị sư cả của Thái khai phong điểm nhãn và tiến hành xẻ đôi quả núi để khắc hình tượng Phật Thích Ca Mâu Ni, với mục đích để lập công đức cho vua cha, mong Đức Phật phù hộ cho cha ông mau khỏi bệnh.

Một số người khác lại cho rằng, đây chỉ là câu chuyện được truyền miệng. Trên thực tế, núi Khao Chi Chan ban đầu được sử dụng cho các dự án của Quân đội và Không quân Hoa Kỳ tại Sân bay Utapao trong chiến tranh. Sau khi người Mỹ rời đi, việc khai thác vẫn tiếp tục trong vài năm nữa, cuối cùng để lại phần bằng phẳng của ngọn núi mà chúng ta thấy ngày nay.

Năm 1995, Tăng thống Thái Lan (người đứng đầu Tăng đoàn) Somdej Phra Yannasangwon nảy ra ý tưởng tạc một bức tượng Phật khổng lồ trên sườn núi. Năm 1996, việc khắc laser (laze) được tiến hành bởi bức tượng trên núi Phật vàng có ý nghĩa vô cùng đặc biệt với người dân Thái Lan, khi thời điểm xây dựng và hoàn thành cũng là lúc mà quốc vương của họ, vua Rama IX đã trị vì đất nước được 50 năm.

Điêu khắc vào vách núi Trân Bảo Phật Sơn là bức tranh Phật Thích Ca ngồi thiền, với một bàn tay đặt trên đầu gối của Ngài, còn tay kia nằm trên lòng, được tạc vào mặt phía Bắc của núi đá vôi Khao Chi Chan. Để tạo hình đức Phật trên vách núi, ban đầu, các họa sĩ đã thiết kế hình ảnh tượng Phật bằng phần mềm máy tính. Sau đó, vì không dễ dàng tạc tượng Đức Phật lên vách đá, nên các nghệ nhân phải sử dụng công nghệ laser. Để đảm bảo tính chính xác, nhóm nghệ nhân đã thực hiện khắc vẽ vào ban đêm để nhìn rõ ánh sáng laser trong bóng tối. Còn ban ngày họ chỉnh sửa lại bản khắc.

Sau khi khắc hoàn chỉnh tượng Phật, với mục đích ánh sáng của Đức Phật có thể truyền đến khắp nhân gian, Thái tử Maha Vajiralongkorn đã dùng 4.999 kg vàng 24K của mình để dát lên toàn bộ bức tượng. Tổng chi phí xây dựng tranh tượng Phật là 161,7 triệu baht (tương đương 5,2 triệu USD thời điểm đó). Nhìn từ xa, những nét vàng rất nhỏ, nhưng nhờ dát vàng, bức tượng Phật trở thành một kỳ công bền bỉ với thời gian.

Núi dát vàng Trân Bảo Phật Sơn - điểm đến nổi tiếng ở Pattaya. Ảnh:

Núi dát vàng Trân Bảo Phật Sơn - điểm đến nổi tiếng ở Pattaya. Ảnh:

Tượng Phật được hoàn thành ѕau nhiều tháng thi công, ѕừng ѕững uу nghi trên thân núi, được Hoàng Gia Thái Lan bảo quản nghiêm ngặt. Phật Thích Ca Mâu Ni tạc vào vách núi có chiều cao 109m, rộng hơn 70m, là hình tượng Phật tạc vào vách núi lớn nhất thế giới. Có thể được nhìn thấy từ một khoảng cách rất xa, bức hình Phật đặc sắc này được người Thái đặt tôn danh là Phra Buddha Maha Wachira Utta Mopas Sasada, với ý nghĩa “tỏa sáng rực rỡ và soi sáng cho tất cả”, mang lại phước lành, bình yên cho người dân và đất nước.

Về nghệ thuật tạo hình, hình dáng đức Phật được tạo theo phong cách Sukhothai. Chịu ảnh hưởng của nghệ thuật điêu khắc Thái Lan, Khmer, Môn và Sri Lanka, những bức tượng Phật mang phong cách Sukhothai có biểu cảm dịu dàng, thường có một cái nhìn hướng xuống, lông mày cong cao và mũi hơi hếch trên khuôn mặt trái xoan. Tượng Phật thường có eo nhỏ và vai rộng. Các nhà điêu khắc đã tạc nên những bức tượng tinh xảo, sắc nét, tuyệt đẹp với sự kết hợp của lý tưởng tâm linh, thuộc tính siêu phàm và hình dạng con người.

Người dân địa phương nói rằng, trên ngực của tượng Phật có một hạt xá lợi lớn và rất quý. Du khách chỉ có thể nhìn thấy qua ống nhòm và không phải ai cũng có cơ duyên để thấy ngọc xá lợi đó, bởi nắng lóa hoặc có thể bị mây che. Theo người dân, ai may mắn nhìn thấy hạt xá lợi trong ngực tượng Phật tỏa hào quang lấp lánh sẽ gặp điều may mắn trong đời.

Dưới chân núi Khao Chi Chan có một ngôi chùa với kiến trúc đơn giản.

loading...