Chùa Việt

Tượng Sư tử đá nghìn năm tuổi độc đáo nhất Việt Nam ở chùa Hương Lãng

Thứ bảy, 18/01/2019 02:45

Hiện nay, cả nước mới chỉ phát hiện khoảng 4 đến 5 ngôi chùa còn dấu ấn kiến trúc điêu khắc đá thời Lý, trong đó có chùa Hương Lãng, thôn Hương Lãng, xã Minh Hải, huyện Văn Lâm, tỉnh Hưng Yên. Giá trị đặc sắc nhất được lưu giữ ở đây là chiếc bệ linh vật sư tử, còn gọi là tượng ông Sấm.

Bài liên quan

Tìm về bình yên ở ngôi chùa gần nghìn năm tuổi

Chùa Hương Lãng có tên chữ là Thạch Quang Tự, còn gọi chùa Lạng là một trong những ngôi chùa có lịch sử lâu đời nhất Việt Nam.

Chùa Hương Lãng có tên chữ là Thạch Quang Tự, còn gọi chùa Lạng là một trong những ngôi chùa có lịch sử lâu đời nhất Việt Nam.

Tương truyền, chùa Hương Lãng do Thái hậu Ỷ Lan cho xây dựng vào thời Lý, khoảng năm 1115.

Tương truyền, chùa Hương Lãng do Thái hậu Ỷ Lan cho xây dựng vào thời Lý, khoảng năm 1115.

Được mở rộng qua nhiều triều đại, chùa Hương Lãng từng có quy mô lớn với bố cục kiến trúc kiểu “nội công ngoại quốc”. Bao gồm, cổng tam quan với ba lối vào, bậc tam cấp dẫn lên một nền phẳng. Chùa được chia thành ba cấp, cấp thứ ba là khu chính. Nơi đây, là một khu gồm nhà tăng, nhà hội đồng, Phật điện. Đáng tiếc rằng trong kháng chiến chống Pháp, chùa đã bị phá huỷ. Các điện thờ của chùa hiện nay đều được xây lại sau năm 1954.

Ngoài thờ Phật, chùa Hương Lãng còn thờ Hoàng Thái Hậu Ỷ Lan - một người phụ nữ tài sắc vẹn toàn trong lịch sử Việt Nam, đã có những đóng góp to lớn cho việc trị quốc cũng như sự phát triển Phật giáo của nhà Lý.

Đã từ lâu, chùa Hương Lãng giữ một vị trí quan trọng trong đời sống tâm linh của người dân xã Minh Hải.

Đã từ lâu, chùa Hương Lãng giữ một vị trí quan trọng trong đời sống tâm linh của người dân xã Minh Hải.

Bài liên quan

Mãn nhãn với tinh hoa điêu khắc đá dân tộc

Chùa Hương Lãng là một công trình kiến trúc nghệ thuật đẹp, có giá trị lịch sử văn hóa và khoa học. Giá trị kiến trúc đặc sắc nhất còn được lưu giữ ở chùa là hệ thống hiện vật thời Lý rất độc đáo. Sau những lần khảo cứu tại nền móng cũ, các nhà khoa học đã tìm được rất nhiều di vật, cấu kiện các hạng mục kiến trúc cũ bằng đá quý hiếm như: 1 bia đá, 4 cây cột đá, 10 con sấu đá và tượng ông Sấm đá và nhiều các hạng mục điêu khắc bằng đá khác. Nổi bật trong đó là tượng sư tử đá, hay còn gọi là tượng ông Sấm, được đặt ở hậu cung của chùa.

Giữa hậu cung là “Linh vật” sư tử đội tòa sen tạo thành bệ đá lớn.

Giữa hậu cung là “Linh vật” sư tử đội tòa sen tạo thành bệ đá lớn.

Bài liên quan

Bức tượng được tạo hình từ một tảng đá nguyên khối, thể hiện linh vật sư tử trong tư thế phủ phục trên bệ đá, tượng đội tòa sen tạo thành bệ đá lớn. Bệ đá hoa sen này có tổng chiều dài 4,2m, rộng 3,5m, cao 1,15m được ghép bằng các viên đá vuông chạm hình hoa sen mềm mại, các khối nổi trên bề tượng hầu như không có góc cạnh gồ ghề, tất cả đều nhẵn, êm và chau chuốt, không có chỗ ngắt nhịp đột ngột. Đây là đặc trưng riêng của nghệ thuật điêu khắc thời Lý.

Bộ mặt của sư tử vừa hiện thực, vừa có chất trang trí. Chất hiện thực trong hình tượng này là vẻ dũng mãnh của vị chúa sơn lâm. Để diễn tả, các hình khối trên mặt sư tử được nhấn mạnh rất rõ: Cái mũi to căng tròn, cặp mắt lồi như hai quả trứng, vầng trán cao ngạo nghễ có hình chữ Vương, đôi má phính. Chất trang trí đó còn nằm trong sự tạo hình tưởng như rất không cân đối; đôi chân bé tí so với cái đầu to lớn nặng nề mang một lớp tóc đầy xoắn ốc đều đặn.

Phía sau mông tượng "ông Sấm" được thể hiện căng tròn và trang trí dày đặc những hoa văn. Chòm lông đuôi và tấm lá chắn phủ trên thân tạo hình thành ba vòng xoắn ốc lớn lật qua, lật lại rất cân xứng. Những dây hoa cúc ken nhau liên tiếp làm nền. Những hình trang trí này khéo léo tinh vi đến mức khiến ta phải ngạc nhiên; chúng nổi lên dày đặc mà vẫn có vẻ mỏng manh, nuột nà như không phải trên đá mà là trên đồ kim hoàn.

Theo phỏng đoán, đây là phần bệ của tượng Phật đặt trong chính điện chùa xưa.

Theo phỏng đoán, đây là phần bệ của tượng Phật đặt trong chính điện chùa xưa.

Bài liên quan

Có thể nói đây là một bệ tượng đồ sộ nhất của Thời Lý hiện còn được lưu giữ tại di tích. Pho tượng Phật ngồi trên bệ đá này đã bị thất truyền trong kháng chiến chống Pháp, vì vậy năm 2005, Ban Quản lý Di tích chùa cùng nhân dân đã đóng góp tiền của tạo một pho tượng Phật bà Quan Âm nghìn mắt nghìn tay đặt lên bệ. Ngoài ra, trong gian tam bảo còn đặt tượng thánh hiền, Đức Trần Triều.

Những hiện vật thời Lý khác của chùa Hương Lãng là một loạt bức tay vịn bằng đá đồ sộ nằm trước Phật điện. Các tay vịn này vốn nằm hai bên các bậc cấp dẫn lên chính điện chùa xưa, được chạm hình tượng phượng, sấu và hoa cúc dây rất tinh xảo.

Dù không còn nguyên vẹn, số lượng và mức độ cầu kỳ của các bức tay vịn là minh chứng cho tầm vóc cùa chùa Hương Lãng thời kỳ khởi lập.

Rải rác trong khuôn viên chùa còn có nhiều tảng đá chân cột chạm khắc cánh sen và hoa cúc điển hình thời Lý. Sự có mặt của những họa tiết này cùng với thủ pháp điêu luyện trong khi tạo hình chứng tỏ một cách rõ ràng một sự xác lập vững vàng của phong cách tạc tượng thời Lý. 

Những di vật còn lại tại chùa Hương Lãng là sản phẩm của một thời kỳ huy hoàng của chế độ phong kiến nước ta, một thời kỳ mà mọi giá trị của tinh thần dân tộc rất được đề cao. 

Đôi sấu đá trong chùa.

Đôi sấu đá trong chùa.

Ngoài ra còn có rất nhiều kết cấu kiến trúc bằng đá của ngôi chùa cổ, là tư liệu nghiên cứu quan trọng về nghệ thuật kiến trúc của người Việt xưa. 

Ngoài ra còn có rất nhiều kết cấu kiến trúc bằng đá của ngôi chùa cổ, là tư liệu nghiên cứu quan trọng về nghệ thuật kiến trúc của người Việt xưa. 

Với những hiện vật còn lại này, chùa Hương Lãng đã được Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch xếp hạng là di tích đặc biệt quan trọng - Di tích kiến trúc nghệ thuật cấp quốc gia vào năm 1974.

Bài liên quan
loading...