Góc nhìn Phật tử

Về bài viết 'Bị vợ đánh, lên núi méc thiền sư' trên Tuổi Trẻ Cười

Thứ bảy, 09/11/2020 02:07

Mới đây, ngày 6/11, trên Tuổi Trẻ Cười - phụ san của báo Tuổi Trẻ có đăng tải bài viết "Bị vợ đánh, lên núi méc thiền sư" một lần nữa khiến nhiều Phật tử, dư luận bức xúc, phản ánh.

Báo Tuổi trẻ đã phỉ báng Phật giáo, xúc phạm Đức Thích Ca Mâu Ni như thế nào?

123574169_3801633259860610_7008383036343669694_n (1)
Nội dung bài viết

Nội dung bài viết "Bị vợ đánh, lên núi méc thiền sư" trên báo Tuổi Trẻ Cười ngày 6/11 - hiện bài viết đã gỡ khỏi trang.

Được biết tác phẩm "Bị vợ đánh, lên núi méc thiền sư" đăng tải trên Tuổi Trẻ Cười ngày 6/11/2020 là do tác giả ký bút danh Lacan Cacho, hiện tại bài viết đã được gỡ khỏi trang. Về nội dung của tác phẩm này, mặc dù không sử dụng hình ảnh tu sĩ Phật giáo, tuy nhiên bài viết sử dụng thuật ngữ đặc trưng của đạo Phật (Thiền sư) để gọi tên cho nhân vật trong câu chuyện gây cười. Điều này khiến nhiều người nhận định là hành động cố tình lấy biểu trưng Phật giáo làm đối tượng bỡn cợt.

Ý nghĩa "Thiền sư" trong đạo Phật, theo TT. Thích Nhật Từ - Phó ban Phật giáo Quốc tế GHPGVN, Phó Viện trưởng Học viện Phật giáo Việt Nam tại TP. HCM, trụ trì chùa Giác Ngộ:

"Về từ nguyên chữ Hán, “thiền sư là người xuất gia chuyên tu thiền định” (禪師者專修禪定的出家人) như trong Phật học thường kiến từ vựng (佛學常見辭彙). Theo Kinh Thiện Trụ Ý thiên tử sở vấn (善住意天子所问经), thiền sư là từ tôn xưng bậc hòa thượng (禅师,指和尚之尊称). Quyển hạ của kinh trên có đoạn như sau: “Thiên tử hỏi Bồ-tát Văn Thù rằng: “Tỳ-kheo nào được gọi là thiền sư?” Bồ-tát Văn Thù trả lời: Đối với tất cả sự vật, hiện tượng mà tâm không sanh khởi ý niệm (tư lượng, 思量), nhận thức như thế được gọi là thiền sư” (此禅师者,於一切法,一行思量,所谓不生,若如是知,得言禅师).

Trong truyền thống thiền tông (禪宗門派) của Phật giáo, khái niệm “thiền sư” chỉ cho bậc thầy tâm linh, có tu chứng, có kinh nghiệm hướng dẫn các thiền sinh tu thiền chỉ và thiền quán (止觀修行) để tăng cường sức khỏe thể chất, sức khỏe cảm xúc, sức khỏe tâm trí, giải phóng khổ đau, thậm chí hướng đến, hoặc đạt được giác ngộ và giải thoát.

Khái niệm “đại thiền sư” (大禅师) là từ tôn xưng được vua Trần Tuyên Đế (陈宣帝) thuộc Nam triều dành cho Hòa thượng Nam Nhạc Huệ Tư (南岳 慧思). Tương tự, vua Đường Trung Tông (唐中宗) phong Hòa thượng Thần Tú (神秀 和尚) là “Đại thông Thiền sư” (大通禅师). Nói cách khác, khái niệm “đại thiền sư” là từ tôn xưng biểu thị sự tôn sùng đặc biệt đối với các bậc cao tăng Phật giáo.

Do đó, TT. Thích Nhật Từ cho rằng việc Báo Tuổi Trẻ Cười biếm họa “thiền sư không hướng dẫn phương pháp vượt qua tình trạng bị vợ Sư tử Hà Đông hành hung” mà “ôm choàng tay” người hỏi trong sự ngỡ ngàng của người đó, thật là xúc phạm hình ảnh thiền sư. Hơn nữa, Báo Tuổi Trẻ Cười còn hư cấu thiền sư có động cơ đi tu do trốn chạy vợ: “Ta cũng từng bị vợ oánh sấp mặt như mi, nên mới trốn lên đây”. Đây là xúc phạm trực tiếp một cách nghiêm trọng hình ảnh “thiền sư” cao quý trong Thiền tông và gián tiếp xúc phạm đến hình ảnh tu sĩ Phật giáo.

Biếm họa của Báo Tuổi Trẻ phác họa hình ảnh thiền sư như một cư sĩ, râu tóc bờm xờm, không hướng dẫn phương pháp vượt khổ đau mà ôm choàng cậu Phật tử không phù hợp văn hoá ứng xử của tăng sĩ, thật là xúc phạm, phản cảm với văn hóa Phật giáo nên không thể chấp nhận được".

Ban Biên tập báo Tuổi trẻ gửi lời xin lỗi đến Giáo hội, Tăng Ni, Phật tử

loading...