Góc nhìn Phật tử

Virus Corona - Sự bất an và trầm tĩnh

Thứ sáu, 09/04/2020 07:35

Khi nghe virus Corona xuất hiện, mọi người hoảng loạn! Sự sợ hãi trước cái (chết) đó là bản chất yếu đuối của con người. Trầm tĩnh lại, sau sợ hãi, người hiểu chút giáo lý vô thường của đạo Phật, pháp thế gian bám víu mỏng dần vãn hồi, sợ hãi bỗng dưng dần tan biến - Đó là ta đã gặp pháp Phật.

Sống an lành giữa những gian nguy

Trầm tĩnh lại, sau sợ hãi, người hiểu chút giáo lý vô thường của đạo Phật, pháp thế gian bám víu mỏng dần vãn hồi, sợ hãi bỗng dưng dần tan biến - Đó là ta đã gặp pháp Phật.

Trầm tĩnh lại, sau sợ hãi, người hiểu chút giáo lý vô thường của đạo Phật, pháp thế gian bám víu mỏng dần vãn hồi, sợ hãi bỗng dưng dần tan biến - Đó là ta đã gặp pháp Phật.

Đại dịch Covid-19 đây là cái tên gọi mã hiệu theo thông lệ Y tế thế giới, còn dịch virus Corona là bắt đầu từ Vũ Hán (sau này với nhiều cái tên khác được gọi).

Một con virus nhỏ bé ở Vũ Hán đã khiến cho cả nhân loại hoảng loạn bất an. Từ Vũ Hán ảm đạm khiến tôi nhớ đến bài viết “Những ngày tháng tốt đẹp của nhân loại không còn nhiều nữa” của Mạc Ngôn - nhà văn Trung Quốc giải Nobel văn chương (qua nguồn khanhhai.net.), ông kêu gọi: “Con người đang điên cuồng cướp đoạt mọi thứ từ trái đất. Trái đất bốc khói khắp nơi, toàn thân rủn rẩy, biển lớn gào thét, bão cát mù trời, hạn hán lũ lụt, cũng như các triệu chứng khác có liên quan chặt chẽ với phát triển khoa học kỹ thuật dưới sự thúc đẩy bởi dục vọng tham lam của con người. Trong thời đại như vậy, văn học của chúng ta kỳ thực gánh vác trách nhiệm to lớn, chính là trách nhiệm cứu lấy Trái đất, cứu lấy nhân loại, chúng ta dùng tác phẩm của mình để nói với mọi người rằng, nhất là người giầu có dùng những thủ đoạn không chính đáng để có được tài sản và quyền thế, họ là tội nhân, Thần linh sẽ không che chở cho họ. Chúng ta hãy dùng tác phẩm của chúng ta để nói với những Chính trị gia giả dối kia rằng, điều được gọi là lợi ích quốc gia vốn không phải là điều quan trọng nhất, điều quan trọng nhất thực sự chính là lợi ích lâu dài của nhân loại”.

Đọc những lời “thống thiết” trong bài viết “Những ngày tốt đẹp của nhân loại không còn nhiều nữa” của nhà văn Mạc Ngôn, người bạn yêu văn chương nhưng ít tìm hiểu giáo lý đạo Phật của tôi thấy vậy đến hỏi như chất vấn: Dịch corona xuất hiện như hiện nay - đây có phải là thời mạt pháp? Câu hỏi này không riêng chỉ một người, mà đứng trước nạn dịch này, nhiều người đều thắc mắc và hỏi đây có phải là vấn nạn do Trời đất gây nên hay con người gây nên? Cạn nghĩ tôi không dám trả lời, chỉ nương vào Phật pháp và lời cổ nhân dạy để giải nghi:

Pháp ẩn

Đức Phật dạy rõ: Pháp cũng có lúc hưng thịnh, lúc suy vi. Sự thay đổi này là từ cái tâm của con người.

Đức Phật dạy rõ: Pháp cũng có lúc hưng thịnh, lúc suy vi. Sự thay đổi này là từ cái tâm của con người.

Khoảng cách an toàn giữa hai người chính xác là bao nhiêu?

Thời Mạt pháp là thời xa pháp, con người làm nhiều việc (xấu ác) chẳng nghĩ đến nhân quả, nên việc ác đạo trùng trùng duyên khởi: chẳng qua cũng từ cái tham lam, danh vọng, bản ngã mà ra, chứ thật tình Pháp đâu có mạt. Mạt là do bởi lòng người, tâm người mạt mà sinh ra Pháp mạt. Phật pháp là chân lý, nhưng vì lòng người mà có thịnh có suy. Vậy, suy là do Pháp tạm ẩn, để rồi lại trở lại chánh pháp.

Đức Phật dạy rõ: Pháp cũng có lúc hưng thịnh, lúc suy vi. Sự thay đổi này là từ cái tâm của con người.

Gặp thời mạt thì (pháp ẩn) bởi lòng người tham đắm vật chất mà hơn thua tranh giành chém giết lẫn nhau, nên gọi là mạt pháp. Còn xét về thực thể, pháp đâu có mạt. Đến khi con người thấy được sự xấu ác của mình đã tạo; hiểu ra nhân quả mà nuôi dưỡng nhân tâm thì pháp lại hiện. Vậy, tổ thầy mới nói chân như pháp hay Như Lai pháp tạng.

Văn minh và đạo đức

Xã hội văn minh là xã hội tiến bộ, con người ở thời kỳ này tài giỏi, họ có thể làm được những việc “kinh thiên động địa”. nhưng tại sao nói đạo đức con người thời này suy thoái trầm trọng?

Nương theo giáo lý đạo Phật và lời cổ đức chúng ta tam hiểu:

Đạo đức thì ai cũng nói được, ngay cả những nước có (nền đạo đức được coi là sớm nhất của nhân loại) họ cũng thường xuyên nói đến điều này, nhưng sống theo đạo đức, sống đúng với nề nếp của Thiên lý (đạo đức) thì không phải dễ.

Thế nên đạo đức cũng phải rèn, phải học. Chả thế mà cổ nhân dạy, “tiên học lễ hậu học văn” có nghĩa là con người đầu tiên phải học lễ (đạo đức) cái đã; sau mới học văn (ngành nghề) nói chung. Bây giờ thì khác, người ta chỉ chú trọng phát triển cái (bên ngoài) có tính chất hình hài thụ hưởng (lợi dưỡng) cái thân, hơn là sự tu dưỡng cái Tâm bên trong của con người, nên mới có tình trạng xã hội thì tiến bộ văn minh (mọi mặt) về vật chất (vật dụng). Nhưng đạo đức thì suy thoái xuống cấp. Suy thoái là từ Hàn Việt, chứ nôm na mà nói (suy thoái) là đạo đức thấp kém mất mát lần lần. Bởi cái văn minh vật chất lấn át cái lòng chân thật của con người ta.

Vậy, khi đề cập về thực tại  (văn minh hiện nay) các chân nhân (triết gia) của nhân loại, cũng như các bậc chân sư (so sánh) lo lắng và cho rằng: “Vào những Thập niên sáu mươi của thế kỷ trước (thế kỷ 20) các nước phương Tây đã vận dụng thành công về công nghệ kỹ thuật. Nhưng mọi sự lại không ổn trong những thập niên này. Đó là những câu hỏi, mà nhiều người quan tâm đến tinh thần và đạo đức đặt ra.

Và khi hỏi, các Chân nhân đều được trả lời:

“Hiện nay, chúng ta đang chứng kiến sự gia tăng về kiến thức (và giáo dục chỉ quan tâm đến điều này). Nhưng lại không quan tâm phát triển lòng tốt thiện tâm”.

Nếu phải so sánh sẽ thấy:

“Con người không phải là sản phẩm của máy móc, nên không mong gì có được hạnh phúc thật sự, nếu chỉ tùy thuộc vào ngoại cảnh.

“Thực tế, để sống được, đương nhiên con người phải có tối thiểu tài sản-vật chất. Nhưng nguyên nhân thật sự mang lại sự hài lòng và mãn nguyện, phải tìm từ trong nội tâm con người. Đó là lòng nhân và sự Thiên lương trong sáng. Chứ không phải vật chất hữu vi.

Cũng đồng nghĩa với nhận xét trên của các nhà hiền triết và chân sư, các nhà khoa học hiện đại (chân chính) ngày nay cũng cho rằng, không ai phủ nhận sự phát triển của khoa học công nghệ hiện tại. “Nhưng chỉ tập trung vào kỹ thuật, kỹ năng thôi, không đưa con người đến hạnh phúc được”.

Về điều này, chúng ta nhớ tới câu kinh điển Phật dạy, “cái tâm là chủ mọi sự” vậy ta cần phải chăm sóc cái tâm Thanh lương trong sáng, đừng để cái tâm ‘phóng dật’ như khỉ vượn. Và nên nhớ, con người không có đạo đức mới thật là nghèo cùng khốn đốn.

Cách ly

Cuộc sống vốn đua tranh ồn ào náo nhiệt - cách ly giúp chúng ta trầm tĩnh, trầm lòng hơn để nghĩ về thiện ác.

Cuộc sống vốn đua tranh ồn ào náo nhiệt - cách ly giúp chúng ta trầm tĩnh, trầm lòng hơn để nghĩ về thiện ác.

Tâm thư gửi bạn Covid-19

Cách ly để virus Corona không phát tán; khoảng cách cần thiết để chống dịch lây nhiễm. Thời gian cách ly, bớt ồn ào náo nhiệt; anh có thể tịnh tâm; em có thể tịnh tâm và mọi người đều có thể tịnh tâm nên có thời gian chánh niệm.

Cuộc sống vốn đua tranh ồn ào náo nhiệt - cách ly giúp chúng ta trầm tĩnh, trầm lòng hơn để nghĩ về thiện ác.

Đạo đức, câu nói cửa miệng thì ai cũng có thể nói được; sách thánh hiền cả ngàn trang ai cũng có thể diễn thuyết đươc. Người tôn trọng đạo đức và đức tin có dễ cũng bị lừa vì mưu cao kế sâu của quỷ dữ. Thế nên, Phật mới dạy 5 giới, theo thứ tự giới thứ tư là, chính ngữ tức (không nói rối). Thế mới hay, cách đây cả ngàn năm Phật đã nói tới thời Mạt pháp, con người xấu ác, thường hay nói dối và che giấu tội ác!

Pháp mạt là như thế nào?

Ma quỷ đội nốt thầy tu, thầy tu giả “tay cơ” cao hơn thầy tu thật. Còn thế gian thì mọi chuyện đảo ngược. Ma Quỷ giả danh đạo đức bằng mặt lạ. Nhìn đời mạt, thấy những điều (xấu ác) trong kinh Phật bảo, các chư thiên cũng buồn bã bỏ đi; lũ Ma quỷ thì thừa cơ hoành hành ôm mộng Bá Vương Bành Trướng. Corona - khoảng trống cách ly (khát ái) giúp anh và em nhìn ra bản chất của tình yêu đâu là lẽ thật! Sự nhìn nhận này, không chỉ giúp cho tình yêu chúng ta nhận diện (giả thật) mà còn giúp cho tất thảy nhân loại nhận rõ sâu thêm Thiện, Ác. Từ khoảng trống Corona- ta cách ly Ma Quỷ và thấy rõ thêm Quỷ Ma đang hoành hành cũng chỉ bởi lòng tham, danh lợi, và độc ác của mộng Bá quyền.

Trong khoảng trống cách ly (lặng im) suy ngẫm lời Phật dạy (tham, sân, si) vọng tưởng đó là cội rễ của mọi vấn đề xấu ác. Corona, đây là lối đi ngược với lòng thiên lương Bi mẫn của Phật dạy, chính nó đẻ ra pháp nạn gây thảm hại cho con người và muôn loài.

Pháp không mạt, mà tâm người mạt! Trong khoảng trống cách ly của Đại dịch Covid-19 ta nghe và nhìn thấu tỏ bản chất của cái xấu ác trong vòng cuốn hút của  Nhân quả luân hồi.

Nhân quả

Theo Phật giáo, hạnh phúc hay khổ đau không phải là chuyện ngẫu nhiên từ trên trời rơi xuồng, hay từ dưới đất vọt lên, lại càng không phải do sự thưởng phạt của một đấng tha lực nào, mà phúc lạc, hay khổ đau đều do nơi chính mình.

Theo Phật giáo, hạnh phúc hay khổ đau không phải là chuyện ngẫu nhiên từ trên trời rơi xuồng, hay từ dưới đất vọt lên, lại càng không phải do sự thưởng phạt của một đấng tha lực nào, mà phúc lạc, hay khổ đau đều do nơi chính mình.

Dự ngôn của Hòa thượng Tuyên Hóa về đại dịch Covid-19

Luật nhân quả có trước thời đức Phật (đây là luật tự nhiên), đức Phật chỉ tìm ra sự vận hành tương tác của luật này, đó là nhân quả không thể đổi thay hay nói theo dân gian là không thể trốn thoát được khi con người vi phạm những điều xấu ác. Nhân quả nếu nhìn theo phạm vi (hẹp) tức nghiệp của con người gây nên trong vòng tương tục như thế nào, thì khi chuyển nghiệp cũng tái hiện những điều như chính nó đã tạo tác không thể nào đảo ngược.

Trong xã hội cũng vậy, không có trách nhiệm cá nhân thì không có sự hình thành luật pháp. Do vậy, con người phải có trách nhiệm đối với những hành động mà mình đã làm cho tự thân, cho gia đình, hay nhóm xã hội và toàn xã hội có tính cộng sinh.

Theo Phật giáo, hạnh phúc hay khổ đau không phải là chuyện ngẫu nhiên từ trên trời rơi xuồng, hay từ dưới đất vọt lên, lại càng không phải do sự thưởng phạt của một đấng tha lực nào, mà phúc lạc, hay khổ đau đều do nơi chính mình.

Trên cơ sở nhân quả, cũng như trên quan niệm luân lý đạo đức của Phật giáo thì pháp Thiện là không làm khổ mình, khổ người, và không làm khổ đến tất cả chúng sinh. Ngược lại, trái với quan niệm trên là bất thiện là tàn ác. Với giáo lý nhân quả thì cổ nhân thường nói “Thiên võng khôi khôi, sơ nhi bất lậu”. Nghĩa là nhân quả thiện ác, dẫu lưới trời lồng lộng, nhưng không để sót một mảy may.

loading...