Góc nhìn Phật tử

‘Xuất gia gieo duyên’ là gì?

Thứ sáu, 11/12/2023 04:03

Trên báo hôm nay có bài về diễn viên Hoàng Yến cạo đầu kiểu "xuất gia gieo duyên" tại Ấn Độ. Đã "xuất gia" lại "gieo duyên" nghe lạ thật.

Trang Phatgiao.org giải thích rằng: “Xuất gia” là lìa khỏi gia đình thế tục để sống đời sống an lạc giải thoát của người tu sĩ. “Gieo duyên” vì chưa thực hiện được hoàn toàn đời sống xuất gia nên xin được kết duyên lành với chí nguyện xuất trần này.

Nữ diễn viên Hoàng Yến bày tỏ cô giác ngộ được nhiều điều sau khi trở về từ khóa tu

Nữ diễn viên Hoàng Yến bày tỏ cô giác ngộ được nhiều điều sau khi trở về từ khóa tu

Bài "Dưới mái chùa Khmer, tĩnh lặng mà đầy sức sống" trong sách "Để lại những dấu chân" xuất bản cuối tháng 12/2023 này tôi có viết:

"Ở hệ phái Bắc Tông, những người đã xuất gia là xác định cả đời dốc tâm tu hành, trừ những trường hợp bất thường mới hoàn tục, nhưng truyền thống Nam tông thì trong cuộc đời mỗi người nam giới phải có một thời gian xuất gia để hồi hướng công đức, báo hiếu ông bà cha mẹ và học tập. 

Thông thường, các thanh thiếu niên 12-13 tuổi đã được gia đình gửi vào chùa. Các vị này sẽ thọ giữ 105 giới nên được gọi là những vị Sāmaṇera (hay Sadi), Sāmaṇera là một từ rút gọn trong ngôn ngữ Pali, có nghĩa là "người xuất gia nhỏ tuổi hoặc trẻ tuổi ", không phải như các chú tiểu của Bắc Tông. 

Sau thời gian tu tập, tùy theo căn duyên của các vị mà có thể tu học 1 ngày, 1 tuần, 1 tháng, 1 năm… hoặc tu cả đời. Sau đó, họ có thể hoàn tục về xây dựng gia đình, làm việc, như người Phật tử tại gia".

Như vậy, với Bắc tông vị sư nào phá giới hoàn tục là chuyện bất thường, đường tu đổ vỡ thì ngược lại ở Nam tông đấy là điều bình thường vì các nam thanh thiếu niên đều đi tu, từ ít nhất là 1 ngày để dài nhất là hết cả cuộc đời. Dù chỉ tu 1 ngày nhưng họ thọ 105 giới, tức là sư chứ không phải là chú tiểu, hiểu theo nghĩa Bắc tông.

Xuất gia gieo duyên là xuất gia theo truyền thống Nam tông!

loading...