Kiến thức

Ý nghĩa chữ 'Khổ' của đạo Phật thể hiện trong truyện Kiều

Thứ hai, 10/09/2021 08:11

Nhận diện những tư tưởng, giáo lý Phật giáo ẩn hiện trong tác phẩm “Đoạn trường tân thanh” của Nguyễn Du, ta không thể bỏ qua chữ Khổ. “Khổ Đế” là một trong bốn Thánh Đế Khổ, Tập, Diệt, Đạo được Đức Thế Tôn tuyên thuyết đầu tiên trong cuộc chuyển vận Pháp Luân “vô tiền khoáng hậu” của mình.

Giáo lý Tứ Diệu Đế hiện diện trong truyện Kiều

Tuyên thuyết về Khổ là chỉ ra một sự thật hiển nhiên trong thân phận con người. Rất tiếc, nhiều người mới đọc một chữ “Khổ” đã dừng lại ở đó và vội vã kết luận đạo Phật là bi quan, yếm thế! Lối nhìn Phật giáo phiến diện như thế vẫn còn tồn tại khắc khoải cho đến ngày nay trong tâm thức nhiều người.

Có thể nói trong lịch sử văn chương mang yếu tố Phật giáo, ngoài Khóa Hư Lục của Trần Thái Tông, Cung oán ngâm khúc của Nguyễn Gia Thiều… Nguyễn Du là tác giả đã diễn đạt tận tình và tài tình nỗi khổ của con người, mà hình ảnh tiêu biểu là nhân vật chính Thúy Kiều trong “Đoạn trường tân thanh”. Cuộc đời “Phong gấm rũ là” trong gia đình êm ấm của Kiều chỉ trong khoảnh khắc vì nạn quan quyền vô lại hà hiếp dân lành, gây nên cuộc chia ly đau đớn đầu tiên trong đời Kiều khi nàng chọn lựa và quyết định “Dẽ cho để thiếp bán mình chuộc cha” [TK câu 606]. Hạnh phúc của mối tình đầu chưa hưởng trọn thì đã “Tan tác như hoa giữa đường”, chia tay với chàng Kim rồi xa nhau mãi mãi trên bước đường lưu lạc giang hồ. Mối sầu chia ly ấy đã đọa đày thân xác và tâm hồn Kiều suốt mười lăm năm đằng đẵng.

Ngại ngùng một bước chân ra,Một lời trân trọng châu sa mấy hàng.Buộc yên quảy gánh vội vàng,Mối sầu xẻ nữa, bước đường chia hai.[ TK câu 561 – 564]

Nỗi đau “Ái biệt ly khổ” đầu tiên trong đời còn nức nở chưa dứt, liền tiếp ngay là sự thảm khốc phải chia tay cha mẹ, rời tổ ấm gia đình, bán thân làm vợ lẽ cho người xa lạ để cứu cha, cứu em. Nếu cuộc chia ly Kim Trọng nặng nỗi khổ về tâm thì cuộc chia ly gia đình khi phải bán mình của Kiều chính là sự đọa đày thân xác.

Đùng đùng gió dục mây vần,

Một xe trong cõi hồng trần như bay.

[TK câu 907 – 908]

Nhận diện những tư tưởng, giáo lý Phật giáo ẩn hiện trong tác phẩm “Đoạn trường tân thanh” của Nguyễn Du, ta không thể bỏ qua chữ Khổ.

Nhận diện những tư tưởng, giáo lý Phật giáo ẩn hiện trong tác phẩm “Đoạn trường tân thanh” của Nguyễn Du, ta không thể bỏ qua chữ Khổ.

Những vần thơ đầy đạo vị thi ca trong Truyện Kiều

Còn có nỗi khổ nào hơn, sự đoạ đày nào hơn thế cho cuộc đời một con người. Cảnh địa ngục trần gian liên tục diễn ra với Kiều: Mã Giám Sinh “nước trước bẻ hoa”, Tú bà đánh đòn vùi dập, tự vẫn bằng dao không chết, bị Sở Khanh lường gạt, Tú bà hành hạ bắt ra tiếp khách, để đến đỗi một đời hồng nhan đã phải kêu lên:

Bây giờ sống thác ở tay,

Thân này đã đến thế này thì thôi.

[TK câu 1143 -1144] 

Thân lươn bao quản lấm đầu,

Tấm lòng trinh bạch từ sau cũng chừa.

[TK câu 1147 -1148]

Sự đày đọa thân xác, nỗi khổ ấy mới chỉ là về thân. Sự đau đớn chịu đựng trong lòng ngổn ngang, xót xa trăm mối mới là khổ đau cùng tận. Khổ đau đày đọa đến nỗi, lòng kinh sợ ghê tởm chính mình, từ chối nhân diện hiện tại của chính mình:

Khi tỉnh rượu lúc tàn canh,

Giật mình, mình lại thương mình xót xa.

Khi sao phong gấm rũ là,

Giờ sao tan tác như hoa giữa đường.

Mặt sao dày gió dạn sương,

Thân sao bướm chán ong chường bấy thân.

[TK câu 1233 – 1238]

Nguyễn tiên sinh đã dùng chữ “kiếp phong trần” (đời gió bụi) để chỉ cho thân phận nàng Kiều:

Đã đày vào kiếp phong trần,

Sao cho sỉ nhục một lần mới thôi.

[TK câu 1273 – 1274]

Thuyết vô thường trong truyện Kiều

Cuộc đời có ai không thăng trầm trong những khổ đau: Sanh, già, bệnh, chết, ái biệt ly, cầu bất đắc khổ…

Cuộc đời có ai không thăng trầm trong những khổ đau: Sanh, già, bệnh, chết, ái biệt ly, cầu bất đắc khổ…

Kiều đâu chỉ bị “sỉ nhục” một lần mà quá nhiều lần. Hết Mã Giám Sinh, Tú bà, Sở Khanh đến Hoạn Thư cùng bọn Ưng, Khuyển; hết Hoạn Thư đến Bạc bà, Bạc Hạnh rồi đến Hồ Tôn Hiến giả nghĩa giả nhân đầy chất ngụy quân tử. Bao nhiêu lần nàng cố tìm cách thoát khỏi cảnh tủi nhục đọa đày, cũng bấy nhiêu lần nàng bị tha nhân vùi dập “chim lồng không thể cất mình bay cao” để rồi than một câu buông xuôi cho số phận:

Biết thân chạy chẳng khỏi trời,

Cũng liều má phấn cho rồi ngày xanh.

[TK câu 2163 – 2164]

Với thân phận khổ đau đày đọa của nàng Kiều- cùng với nhân vật của mình – Nguyễn Du đã cho thấy trọn vẹn ý nghĩa của hai chữ “Khổ Đế” trong Đạo Phật và sự tiếp nối hiển nhiên: “Tập Đế”, nguyên nhân của khổ đau. Chưa bao giờ nỗi khổ của thân người được đặc tả trong tất cả sự biểu hiện sinh động của thi ca như thế, đến nỗi, không chỉ người “trong cuộc” mà người “ngoài cuộc” cũng thấy “đau đớn lòng” và cảm nghiệm như chính mình cũng đang ở trong “bể trầm luân”.

Cũng đúng thôi, cuộc đời có ai không thăng trầm trong những khổ đau: Sanh, già, bệnh, chết, ái biệt ly, cầu bất đắc khổ… Và trong tận cùng của đau khổ, con người mới có ý thức nỗ lực diệt khổ.

Thuyết nhân quả nghiệp báo của đạo Phật trong truyện Kiều

loading...