Kiến thức

Ai là người cao thượng?

Thứ hai, 16/11/2020 08:36

Thuở ấu thơ, tôi luôn mơ ước được làm một người cao thượng. Tuy nhiên, lúc đó tôi không thật sự hiểu ý nghĩa của hai từ “cao thượng” là gì.

Làm phước nhiều mà vẫn bệnh tật, không may mắn là vì đâu?

Ảnh minh họa.

Ảnh minh họa.

Tôi đã nghĩ rằng nếu một người không làm việc xấu, và chỉ làm việc tốt, thì đó là một người cao thượng. Khi lớn lên, tôi dần dần nhận ra rằng cao thượng không chỉ thể hiện ở việc một người làm bao nhiêu việc tốt trên đời này. Nó còn thể hiện ở việc người đó không bị ô nhiễm bởi thói hư tật xấu và không ôm giữ oán giận trong tâm.

Truyện xưa kể rằng, có một thương gia rất giàu có. Khi về già, ông ấy quyết định để lại gia sản của mình cho các con. Ông ấy đã để ba người con trai của mình đi chu du khắp thiên hạ để làm ăn. Trước khi các con đi, ông căn dặn: “Sau một năm, các con hãy trở về và kể cho cha nghe điều cao thượng nhất mà các con đã làm được trong một năm đó. Cha không muốn chia nhỏ gia sản của mình, bởi vì nó chỉ có thể giữ được khi toàn vẹn. Một năm sau, con nào làm được việc cao thượng nhất sẽ được thừa kế toàn bộ gia sản này”.

Học độ lượng và tha thứ

Một năm sau, từng người con trai một trở về nhà. Người con trai cả lên tiếng trước tiên: “Trong chuyến đi của mình, con đã gặp một người lạ. Ông ấy rất tín nhiệm con và gửi con trông giúp một túi vàng. Sau đó, ông ấy không may qua đời. Con đã không hề động vào số vàng đó và trao trả nó nguyên vẹn cho gia đình ông ấy”.

Người cha khen ngợi cậu con trai: “Con làm tốt lắm. Tuy nhiên, sự trung thực là một phẩm chất đạo đức mà một người nên có. Nó chưa thể được coi là một hành vi cao thượng”.

Người con trai thứ hai tiếp lời: “Con đã đến một ngôi làng rất nghèo. Con trông thấy một đứa trẻ chẳng may ngã xuống suối và đang sắp chết đuối. Con đã lập tức xuống ngựa và nhảy xuống suối. Bất chấp việc tính mạng mình có thể gặp nguy hiểm, con đã cứu được cậu bé đó”. Người cha tán thưởng: “Con khá lắm! Tuy nhiên, cứu người đang lâm nguy là việc cần làm. Nó cũng chưa thể được coi là một hành vi cao thượng”.

Ảnh minh họa.

Ảnh minh họa.

Người con trai út hơi ngập ngừng và nói: “Con có một kẻ thù. Anh ấy đã cố tìm mọi cách để hại con. Nhiều lần con đã suýt chết dưới tay anh ấy. Một đêm, trong chuyến đi của mình, con cưỡi ngựa đến gần bờ một cái vực. Con phát hiện ra kẻ thù của mình đang ngủ dưới gốc cây ở gần đó. Chỉ cần một cú đá nhẹ, con có thể đá anh ta xuống vực. Tuy nhiên, con đã không làm vậy. Con đã đánh thức anh ấy và bảo anh ấy tiếp tục lên đường. Thực ra, đó cũng không phải là việc gì to tát…

Người cha xúc động nói: “Con trai, việc con giúp kẻ thù của mình chính là sự cao thượng và trong sạch. Con đã làm một việc cao thượng. Đến đây con, toàn bộ gia sản của ta thuộc về con”.

Thực ra, một người có thể gọi là tốt nếu chỉ làm việc tốt, nhưng đó chưa đủ để được xem là cao thượng trên thế gian này.

Dùng đức hạnh để xoa dịu sự tức giận và không dùng cái ác để trị ác mà dùng từ bi để cảm hóa kẻ thù, đó mới là hành vi cao thượng nhất trên thế gian này.

Nam Mô Đại Từ Bi, Năng Hỷ Xả, Quán Âm Như Lai thường hành bình đẳng nguyện.

loading...