Kiến thức

Cần phân biệt rõ tín ngưỡng dân gian và Phật giáo

Thứ hai, 17/02/2021 09:06

Mục tiêu của Phật là giáo dục con người, đạo mê khai muội, chuyển ác thành thiện, chuyển phàm thành thánh. Vì vậy, chùa được hiểu là đạo tràng – trường dạy đạo. Giáo lý nhà Phật rất mênh mông, nếu không được tiếp cận bài bản, thì người dân sẽ thấy rối, không nhất quán.

3 thiết chế văn hóa quan trọng

Thượng tọa Thích Tiến Đạt cho biết, để hiểu về tín ngưỡng và Phật giáo, trước hết cần hiểu nền tảng văn hóa Việt Nam. Nền tảng này bắt nguồn và được thể hiện rõ nhất trong văn hóa làng, xã.

"Bất cứ ngôi làng nào đều có 3 thiết chế văn hóa không thể thiếu, đó là từ đường của dòng họ, thứ hai là sự hiện diện của một ngôi chùa và thứ ba là sự hiện diện của ngôi đình" - Thượng tọa Thích Tiến Đạt chia sẻ.

Trong đó, từ đường, bàn thờ gia tiên thể hiện hiếu đạo trong gia đình, họ hàng. Trong phạm vi quốc gia, hiếu đạo thể hiện trong việc thờ quốc tổ. Theo thượng tọa Thích Tiến Đạt, văn hóa thờ cúng tổ tiên đã giúp người dân Việt giáo dục truyền thống uống nước nhớ nguồn, từ đó có sự đoàn kết dân tộc.  

Còn chùa chiền biểu hiện cho sư đạo. Mọi hình thức giáo dục và sinh hoạt văn hóa tâm linh của đất nước từng tập trung xung quanh ngôi chùa khi Nho giáo chưa xuất hiện. Trong chùa thờ 3 vị phật là Phật Dược Sư, Thích Ca Mâu Ni và Phật A Di Đà, tượng trưng cho thầy thuốc, thầy giáo và thầy về tâm linh.

Thượng tọa Thích Tiến Đạt

Thượng tọa Thích Tiến Đạt

Phật tử vì sao mà phải tín ngưỡng Tam Bảo?

Cuối cùng, đình làng thể hiện vương đạo – văn hóa triều đình thu nhỏ. Nhìn vào đình làng có thể phán đoán được triều đình của đất nước hoạt động như thế nào.

Ba thiết chế văn hóa này được ví như một chiếc đỉnh có 3 chân. Nếu thiếu một chân, đất nước chao đảo, nếu thiếu 2 chân đất nước rối loạn và thiếu 3 chân thì mất cả dân tộc.

Vì có tầm quan trọng như vậy, nên mối quan hệ của 3 thiết chế này rất hài hòa, luôn bổ sung, hỗ trợ cho nhau. Qua thời gian hàng ngàn năm lịch sử, ba thiết chế này cũng thay đổi và gắn bó chặt chẽ với nhau. 

Song, cần hiểu rất rõ về các thiết chế văn hóa này. Đầu tiên là văn hóa thờ cúng tổ tiên. “Việc thờ cúng tổ tiên không phải để ban phúc giáng họa cho con cháu, mà là để đối diện với người xưa, tự kiểm điểm xem đã sống xứng đáng với tổ tiên chưa. Nếu người con bất hiếu, ngỗ nghịch, phạm vào đại tội, gia tộc không cho phép thờ phụng, không được bước chân vào từ đường. Chính từ đây, chúng ta giáo dục nền hiếu đạo, đặc biệt là hiếu dưỡng với cha mẹ” – Thượng tọa Thích Tiến Đạt nói.

Từ văn hóa thờ cúng tổ tiên, người dân Việt Nam đã mở rộng, tạo ra nhiều tập tục văn hóa khác, có văn hóa tri ân, báo ân,…  và đưa niềm tin vào gia tiên, tổ tông trở thành tín ngưỡng trong dân gian.

Để hiểu về tín ngưỡng và Phật giáo, trước hết cần hiểu nền tảng văn hóa Việt Nam. Nền tảng này bắt nguồn và được thể hiện rõ nhất trong văn hóa làng, xã.

Để hiểu về tín ngưỡng và Phật giáo, trước hết cần hiểu nền tảng văn hóa Việt Nam. Nền tảng này bắt nguồn và được thể hiện rõ nhất trong văn hóa làng, xã.

Ý nghĩa của tín ngưỡng Dược Sư

Họa phúc của chúng sinh do chúng sinh tự tạo

Còn Phật giáo được coi là sự nghiệp giáo dục, lấy tiêu chí giáo dục làm căn bản. Vì vậy, Phật giáo không có giáo chủ, Đức Phật không bao giờ tự nhận mình là giáo chủ, đấng quyền năng, thiêng liêng. Đức phật chỉ nhận là người biết đường, chỉ đường cho chúng sinh thoát khỏi cái khổ, là đạo sư, thầy chỉ đường. Mục tiêu của Phật là giáo dục con người, đạo mê khai muội, chuyển ác thành thiện, chuyển phàm thành thánh. Vì vậy, chùa được hiểu là đạo tràng – trường dạy đạo. Giáo lý nhà Phật rất mênh mông, nếu không được tiếp cận bài bản, thì người dân sẽ thấy rối, không nhất quán.

“Đức Phật chỉ dạy cho con người những điểm mà Đức Phật đã giác ngộ xung quanh vấn đề nhân sinh và vũ trụ. Những vấn đề này không phải là đặc quyền của bất cứ tôn giáo nào và là quy luật của tự nhiên, không phải do Đức Phật sáng tạo ra. Vì vậy, Đức Phật không nhận là thượng đế để ban phúc giáng họa cho chúng sinh, mà họa phúc của chúng sinh là do chúng sinh tự tạo, tự chịu trách nhiệm” – Thượng tọa Thích Tiến Đạt nói.

Thượng tọa Thích Tiến Đạt cũng cho rằng cần phân biệt rõ quan niệm tín ngưỡng dân gian và giáo lý nhà Phật. Về vấn đề vong linh, giáo lý chính thống của đạo Phật không dùng thuật ngữ "vong linh" mà thuật ngữ này là của dân gian. Theo Thượng tọa, Phật pháp chỉ nói đến trung ấm thân là các dạng thần thức tồn tại trong một khoảng thời gian nhất định, tùy theo năng lực để tìm kiếm một đời sống mới, để chuyển từ đời sống này sang đời sống khác.

Còn Phật giáo được coi là sự nghiệp giáo dục, lấy tiêu chí giáo dục làm căn bản.

Còn Phật giáo được coi là sự nghiệp giáo dục, lấy tiêu chí giáo dục làm căn bản.

NSND Bạch Tuyết: Đạo Phật là một triết lý tồn tại, là nghệ thuật sống, là tín ngưỡng tâm linh

Các hiện tượng vong nhập, vong linh là cách hiểu theo dân gian. "Theo cách hiểu của dân gian thì những ai đã chết đều là vong linh hết. Nhưng Phật pháp có thừa nhận không? Phật pháp lại là chuyện khác. Trong phạm vi dân gian thì hiểu theo nghĩa dân gian, còn nghiên cứu vào Phật pháp thì phải hiểu theo vị trí của Phật pháp, chứ không thể nói rằng cái này Phật pháp không có thì phải bỏ đi hết. Nếu qui chụp, hiểu và dẫn dắt như thế sẽ làm sai mọi thứ. Ví như với một đứa trẻ tiểu học, dạy cho biết thế là đủ, nhưng kiến thức ấy lên cấp 2, cấp 3 sẽ không đúng. Cũng như vậy, dạy cho một người học theo văn hóa dân gian, thì sẽ không đúng với Phật pháp. Vì thế, chỗ nào là dân gian, chỗ nào là Phật pháp ta phải hiểu rõ" - Thượng tọa nhấn mạnh.

Thương tọa Thích Tiến Đạt cũng giải thích rõ vấn đề tâm linh tín ngưỡng của địa phương là tín ngưỡng văn hóa, có quá trình lâu dài, nên đòi hỏi phải có cái nhìn thấu đáo. Nếu làm sai văn hóa gốc sẽ mất hết ý nghĩa, không còn là  tín ngưỡng của địa phương. 

Tín ngưỡng là niềm tin, không thể đem niềm tin của người này qui chụp cho người khác. Nếu không sẽ dẫm đạp, xâm phạm vào niềm tin của người khác.

loading...