Kiến thức

Ý nghĩa của tín ngưỡng Dược Sư

Chủ nhật, 30/09/2020 09:31

Tín ngưỡng Dược Sư là một hình thái tín ngưỡng về một cõi Tịnh độ, nó tạo nên ý nghĩa trung tâm của kinh Dược Sư. Tín ngưỡng này được hình thành ngay vào thời kỳ đầu khi đạo Phật truyền vào Trung Quốc.

Quyển bốn “Thập nhị nghiên trai kim thạch quá nhãn tục lục” viết: “Ngày 16 tháng 8 niên hiệu Thái Khang năm thứ 6 (285), Đông tác sứ Trương Dương Kích sinh được một bé trai…lưu ở đây, đúc tượng Phật Dược Sư, nguyện cha mẹ đã mất, quyến thuộc hiện tiền, pháp giới hữu tình, đời đời sinh ra gặp Phật, kiếp kiếp nghe pháp, đạo tâm kiên cố, cho đến khi thành đạo Bồ-đề”. Ông Lý Ngọc Mân cho rằng: Đấy là phát hiện sớm nhất ghi lại về tín ngưỡng Dược Sư ở Trung Quốc, nay tượng này đã không còn tung tích. Bởi thời kỳ Thái Khang kinh Dược Sư vẫn chưa được dịch, vì thế nội dung tín ngưỡng Dược Sư thế nào?

Trước mắt chúng ta vẫn chưa thể suy đoán (Lý Ngọc Mân, “Đôn Hoàng Dược Sư kinh biến nghiên cứu”, Đài Loan “Cố cung học thuật kỳ khán”, quyển 7 số 3, tháng 4 năm 1990). Nếu như điều này là thật, có thể nói vào thời kỳ kinh Dược Sư chưa được phiên dịch thì tín ngưỡng Dược Sư đã bắt đầu được lưu hành.

Tín ngưỡng Dược Sư là một hình thái tín ngưỡng về một cõi Tịnh độ.

Tín ngưỡng Dược Sư là một hình thái tín ngưỡng về một cõi Tịnh độ.

Tượng Đức Phật Dược Sư và những điều Phật tử nên biết

Theo bản kinh Dược Sư Lưu Ly Quang Như Lai bổn nguyện công đức của ngài Huyền Trang, thì nội dung cơ bản của tín ngưỡng Dược Sư bao gồm những phương diện sau:

Thứ nhất, cõi Tịnh độ của Phật Dược Sư Lưu Ly Quang Như Lai là một thế giới tịnh lưu ly ở phương Đông. “Phật cáo Mạn Thù Thất Lợi: Đông phương khứ thử quá thập căn già sa đẳng Phật thổ, hữu thế giới danh Tịnh Lưu Ly, Phật hiệu Dược Sư Lưu Ly Quang Như Lai, Ứng cúng, Chánh đẳng giác, Minh hạnh viên mãn, Thiện thệ, Thế gian giải, Vô thượng sĩ, Điều ngự trượng phu, Thiên nhân sư, Phật, Bạc già phạm”.

(Đức Phật bảo Mạn Thù Thất Lợi: "Ở phương Đông, cách đây hơn mười căng già sa đẳng cõi Phật, có thế giới tên là Tịnh Lưu Ly, Đức Phật hiệu là Dược Sư Lưu Ly Quang Như Lai, Ứng cúng, Chính đẳng giác, Minh hạnh viên mãn, Thiện thệ, Thế gian giải, Vô thượng sĩ, Điều ngự trượng phu, Thiên nhân sư, Phật, Bạc già phạm). Thế giới Tịnh Lưu Ly nằm ở phương Đông có vô lượng công đức trang nghiêm, “Ngã nhược nhất kiếp, nhược nhất kiếp dư, thuyết bất năng tận”. (Nếu Ta dùng một kiếp hoặc hơn một kiếp, nói chẳng thể hết).

Với tư cách là một thế giới Tịnh độ, thì điều đầu tiên phải nói đến là tính chất “nhất hướng thanh tịnh” (hoàn toàn trong sạch), kế đến là “vô hữu nữ nhân, diệc vô ác thú cập khổ âm thanh” (không có người nữ, cũng không có nẻo ác với tiếng khổ), chính là nói nơi thế giới Cực lạc này, trong đó không có sự phân biệt và vô số ô nhiễm nơi thế gian, cũng không có mọi sự thống khổ. Cấu thành thế giới ấy là “Lưu ly vi địa, kim thừng giới đạo, thành, quyết, cung, các, hiên…giai thất bảo thành” (Lưu ly làm đất, dây vàng chăng lối đi, cổng thành, cung điện, lầu gác, mái hiên, lưới giăng...đều do bảy báu tạo thành). Thế giới này không khác gì với thế giới Tây phương Cực lạc trang nghiêm, cho nên nói: “Diệc như Tây phương Cực lạc thế giới, công đức trang nghiêm, đẳng vô sai biệt.” (Cũng như thế giới Cực lạc (Sukha-vati) ở phương Tây, công đức trang nghiêm ngang bằng không có sai khác).

Tín ngưỡng Dược Sư được hình thành ngay vào thời kỳ đầu khi đạo Phật truyền vào Trung Quốc.

Tín ngưỡng Dược Sư được hình thành ngay vào thời kỳ đầu khi đạo Phật truyền vào Trung Quốc.

Những câu chuyện cảm ứng khi niệm Phật Dược Sư

Thứ hai, bên cạnh Đức Phật Dược Sư có hai vị Bồ tát, một là Nhật Quang Biến Chiếu, hai là Nguyệt Quang Biến Chiếu, là hai vị Bồ tát đứng đầu thế giới Đông phương Tịnh Lưu Ly. Đồng thời giữ gìn Chánh pháp bảo tạng (kho báu Chánh pháp) của Phật Dược Sư. Chính là nói họ đều nắm vững tinh túy Phật pháp của Phật Dược Sư.

Thứ ba, mười hai đại nguyện của Phật Dược Sư. Phát đại nguyện là một trong những thể hiện quan trọng của Phật giáo Đại thừa, như Tứ hoằng thệ nguyện của Phật, Bồ tát phát nguyện cứu độ tất cả chúng sanh, tức “Chúng sanh vô biên thệ nguyện độ, phiền não vô tận thệ nguyện đoạn, pháp môn vô tận thệ nguyện tri, vô thượng bồ-đề thệ nguyện chứng”. Trong các loại tín ngưỡng Tịnh độ, phát nguyện cũng là một bộ phận cấu thành quan trọng. Ví dụ như trong tín ngưỡng Tịnh độ cõi Phật A Di Đà có phát ra 48 lời nguyện, còn ở tín ngưỡng Dược Sư tại cõi Đông phương thì có 12 đại nguyện:

“Mạn Thù Thất Lợi, bỉ Phật Thế Tôn Dược Sư Lưu Ly Quang Như Lai, bổn hành Bồ tát đạo thời phát thập nhị đại nguyện lệnh chư hữu tình sở cầu giai đắc”. (Này Mạn Thù Thất Lợi! Đức Phật Thế Tôn Dược Sư Lưu Ly Quang Như Lai ấy lúc tu hành đạo Bồ tát phát mười hai nguyện lớn khiến cho các hữu tình đều được sự mong cầu).

Thất Phật Dược Sư.

Thất Phật Dược Sư.

Hướng dẫn tụng Chú Dược Sư tại nhà

Mười hai lời nguyện của Phật Dược Sư, có thể phân thành 3 loại lớn:

Thứ nhất, liên quan đến nguyện vọng được khỏe mạnh, thân tướng trang nghiêm; tất cả chúng sanh đều có tướng hảo, thân thể thanh tịnh, đoan chính không có bệnh khổ.

Thứ hai, liên quan đến việc thỏa mãn dục vọng (sự ham muốn), như được diệu y (quần áo đẹp tốt), các thứ trang sức trang nghiêm.

Thứ ba, liên quan đến nguyện vọng đạt được sự giải thoát tinh thần, như đắc vô thượng Bồ-đề, không đọa ác thú (không rơi vào nẻo ác), tu Đại thừa, cụ đại trí huệ (đủ đại trí tuệ).

Tổng hợp lại mà nói, mười hai nguyện này cơ bản hàm chứa tất cả sự theo đuổi mọi dục vọng từ sắc thực đến tinh thần của con người, tức dục vọng (sự ham muốn) về vật chất và tinh thần; có thể nói mọi loại dục vọng (ham muốn) và nhu cầu đều được thỏa mãn.

Mời quý Phật tử xem thêm video: "Đức Phật dạy phương pháp làm chủ bệnh tật":