Sống an vui
Cho hơn nhận là biểu hiện của yêu thương
Thứ bảy, 01/11/2020 07:25
Nếu chúng ta sống thù hận hại người thì người chết chính là mình, bởi lẽ hại người chính là hại mình. Giúp người chính là giúp mình. Ban vui cho người, chính là ban vui cho mình.
Cuộc sống có ý nghĩa là sống hy sinh vì người khác, ban tặng cho người những điều gì có thể. Trong đạo Phật dạy có nhiều cách ban tặng, cúng dường, bố thí như: Pháp thí (Dharmadàna), tài thí (dravyadàna), thân thí (kayadàna và vô úy thí (abhayadàna). Pháp thí là ban tặng Phật pháp, san sẻ hiểu biết. Tài thí là ban tặng tiền bạc, vật chất. Thân thí là ban tặng thân mạng bao gồm máu, tim, thận… từng bộ phận của cơ thể. Vô úy thí là ban tặng sự không sợ hãi, bình an, yên ổn cho người khác. Bố thí ban tặng như vậy mà không đòi hỏi họ phải thù đáp lại, không yêu cầu phải “đào qua lý lại” như vậy là chúng ta đã có tình yêu thương rộng lớn, thương người khác và vì người khác hơn là tự ngã, tự lợi.
Không hẳn phải đợi giàu có tiền nhiều, phải có vật chất mới ban tặng, như trên vừa nói, còn có cái ý nghĩa hơn đólà ban tặng món quà tinh thần lâu dài của “pháp thí”. Pháp thí này được thể hiện qua thân giáo (dùng thân nghiêm chỉnh oai nghi giới hạnh để làm gương sáng), khẩu giáo (dùng ngôn ngữ để hướng dẫn) và ý giáo (năng lực định tĩnh chánh niệm bên trong để cảm hóa người). Hạnh phúc an vui từ sự thanh tịnh tu tập và từ nội lực đó ban hạnh phú can vui đó cho người khác. Đó là hình ảnh tuyệt đẹp của Đức Phật và Chư Tăng Ni đã và đang làm.
Cho đi còn hạnh phúc hơn nhận về
Trong Tăng chúng, có nhiều Thầy, nhiều Sư cô có học vị cao, đã từng có việc làm tốt, lương cao, địa vị đầy đủ,nhưng họ đã từ bỏ để tìm một hạnh phúc tinh thần cao thượng hơn. Nhiều người nghĩ rằng hạnh phúc được làmbởi tiền tài danh vọng, địa vị sắc dục, nếu không đạt được thì họ khổ. Chúng ta thử nhìn xem, trong xã hội có nhiềungười đã có đầy đủ những tài sản vật chất đó, nhưng vẫn tiếp tục khổ đau và thậm chí có nhiều người đi đến chỗ tự tử. Cho nên, hạnh phúc chân thực chính từ niềm vui tinhthần, từ lòng từ bi và tình thương chân thực như Thiền Sư Nhất Hạnh dạy rằng: "Hạnh phúc chân thực chỉ có được khi ta được hiểu, được thương, và ta có khả năng hiểu và thương những người khác".Vì vậy, dù ta sống rất giản dị và tiêu thụ rất ít thì ta vẫn có thể hạnh phúc như thường. Chúng ta có thể ban tặng nhiều món quà tâm linh mà không cần vật chất.
Quý Thầy, Cô sống giản dị, thanh bần, không có tài sản, vật chất, tiền bạc riêng, nhưng rất hạnh phúc, nên vui tươi cả ngày. Nhiều người ngoài xã hội chưa tìm được việc làm thì vẫn có thể sống một cách đơn giản, tiêu thụ ít, và vẫn có thể hạnh phúc hơn người đang có nhiều tiền bạc, địa vị và quyền lực trong xã hội. Những người không có việc làm chắc chắn là khổ rồi, ngay cả những người có việc làm cũng vẫn khổ như thường. Như vậy, hạnh phúc chân thực có được là khi tình thương có mặt, nghĩa là chúng ta có hiểu và thương để giúp cho người khác bớt khổ.
Cho đi xin đừng toan tính, so đo
Đó là bởi vì chư Tôn đức Tăng Ni sống trong sự hòa hợp và biết cách chế tác tình huynh đệ. Ngoài ra, Tăng già thanh tịnh đệ tử của Đức Phật còn biết sống có ích và giúp người bớt khổ. Khi cho đi những gì chúng ta có, nhiều người tưởng mình bị bớt đi và mất hết, nhưng ngược lại chúng ta lại thu nhận được nhiều niềm hạnh phúc hơn, nhân cách cao thượng hơn, nhiều phước báu hơn, tự nhiên không cầu mà vẫn tự đến, vì cảm ân đức tự nhiên. Chúng ta sẽ bớt đi lòng ích kỷ hẹp hòi để trưởng dưỡng lòng thương yêu bao dung nghĩ đến người khác. Khi người khác an vui và hạnh phúc thì bản thân mình tự nhiên cũng được vui lây -một niềm vui nhẹ nhàng, thanh cao, chí khí từ sự “cho” và “ban tặng” của mình. Và như thế, một tập thể, một gia đình,một xã hội sẽ trở nên trân quý, trân trọng và đối xử tốt lẫn nhau. Chúng ta hãy nghe câu chuyện trên internet kể về vị giáo sư dạy học trò bố thí hai đồng tiền vàng cho người nông phu nghèo như sau:
Một hôm, một sinh viên trẻ có dịp đi dạo với giáo sư của mình. Vị giáo sư này vẫn thường được các sinh viên gọi thân mật bằng tên "người bạn của sinh viên” vì sự thân thiện và tốt bụng của ông đối với học sinh.
Cho đi để nhận lại sự thanh thản trong cuộc đời
Trên đường đi, hai người bắt gặp một đôi giày cũ nằm giữa đường. Họ cho rằng đó là đôi giày của một nông dân nghèo làm việc ở một cánh đồng gần bên, có lẽ ông ta đang chuẩn bị kết thúc ngày làm việc của mình.
Anh sinh viên quay sang nói với vị giáo sư: "Chúng ta hãy thử trêu chọc người nông dân xem sao. Em sẽ giấu giày của ông ta rồi thầy và em cùng trốn vào sau những bụi cây kia để xem thái độ ông ta ra sao khi không tìm thấy đôi giày.
Vị giáo sư ngăn lại: "Này, anh bạn trẻ, chúng ta đừng bao giờ đem những người nghèo ra để trêu chọc mua vui cho bản thân. Em là một sinh viên khá giả, em có thể tìm cho mình một niềm vui lớn hơn nhiều nhờ vào người nông dân này đấy. Em hãy đặt một đồng tiền vào mỗi chiếc giày của ông ta và chờ xem phản ứng ông ta ra sao.”
Người sinh viên làm như lời vị giáo sư chỉ dẫn, sau đó cả hai cùng trốn vào sau bụi cây gần đó. Chẳng mấy chốc người nông dân đã xong việc và băng qua cánh đồng đến nơi đặt giày và áo khoác của mình. Người nông dân vừa mặc áo khoác vừa xỏ chân vào một chiếc giày thì cảm thấycó vật gì cứng cứng bên trong, ông ta cúi xuống xem đó là vật gì và tìm thấy một đồng tiền. Sự kinh ngạc bàng hoàng hiện rõ trên gương mặt ông. Ông ta chăm chú nhìn đồng tiền, lật hai mặt đồng tiền qua lại và ngắm nhìn thật kỹ. Rồi ông nhìn khắp xung quanh nhưng chẳng thấy ai. Lúc bấy giờ ông bỏ đồng tiền vào túi, và tiếp tục xỏ chân vào chiếc giày còn lại. Sự ngạc nhiên của ông dường như được nhân lên gấp bội, khi ông tìm thấy đồng tiền thứ hai bên trong chiếc giày. Với cảm xúc tràn ngập trong lòng, người nông dân quì xuống, ngước mặt lên trời và đọc to lời cảm tạ chân thành của mình. Ông bày tỏ sự cảm tạ đối với bàn tay vô hình nhưng hào phóng đã đem lại một món quà đúng lúc, cứu giúp gia đình ông khỏi cảnh túng quẫn, người vợ bệnh tật không ai chăm sóc và đàn con đang thiếu ăn.
CEO Twitter: ‘Tôi muốn cho đi hết tài sản của mình’
Anh sinh viên lặng người đi vì xúc động, nước mắt giàn giụa. Vị giáo sư lên tiếng: "Bây giờ em có cảm thấy vui hơn lúc trước nếu như em đem ông ta ra làm trò đùa không?” Người thanh niên trả lời: "Giáo sư đã dạy cho em một bài học mà em sẽ không bao giờ quên. Đến bây giờ em mới hiểu được ý nghĩa thật sự của câu nói mà trước đây em không hiểu: "Cho đi là hạnh phúc hơn nhận về".
Tenzin Gyatso, Đức Đạt Lai Lạt Ma 14th dạy rằng “Nếu bạn muốn người khác được hạnh phúc, hãy thực tập từ bi. Nếu bạn muốn mình được hạnh phúc, hãy thực tập từ bi." Đúng vậy, nếu chúng ta sống thù hận hại người thì người chết chính là mình, bởi lẽ hại người chính là hại mình. Giúp người chính là giúp mình. Ban vui cho người,chính là ban vui cho mình. Thời gian sẽ trôi qua, không lấy lại được quá khứ, nhưng thời gian sẽ thật có ý nghĩa và ra quả tốt đẹp mỗi ngày nếu chúng ta sống hết lòng vì mọi người, lấy niềm vui của người khác làm niềm vui của mình. Từ đó, cuộc sống của chúng ta đáng được sống, đáng được ca ngợi, và nhịp đập trái tim yêu thương “hãy cho hơn là nhận” của mình luôn được tưới tẩm như nhà thơ Tố Hữu đã nói:
"Nếu là con chim, chiếc lá,
Thì con chim phải hót, chiếc lá phải xanh
Lẽ nào vay mà không trả,
Sống là cho, đâu chỉ nhận riêng mình.”
(Một Khúc Ca Xuân – Tố Hữu)
Vâng! Hãy cảm nhận rằng tình yêu, niềm hạnh phúc, nụ cười trong cuộc đời sẽ có khi trong lòng chúng ta tràn đầy tình thương yêu thương và sự hy sinh cho người khác. Hôm qua chúng ta trao cho nhau tình yêu thương và nụ cười yêu thương.
Hôm nay chúng ta trao cho nhau tình yêu thương và nụcười yêu thương. Ngày mai chúng ta trao cho nhau tình yêu thương thì nụcười yêu thương sẽ còn mãi. Sư ông Nhất Hạnh dạy rằng, đôi khi nụ cười được bắt nguồn từ những niềm vui, nhưng cũng có lúc niềm vui có được là nhờ nụ cười. Cuộc sống là một tấm gương, chúng ta gắt gỏng cau mày thì gương cũng sẽ gắt gỏng cau mày với mình. Hãy nói lời thương yêu chăm sóc thì gương cũng thương yêu chăm sóc và mỉm cười với mình.
Thể hiện tình thương là ban tặng lời nói mềm dịu, cử chỉ chăm sóc và nụ cười trên môi. Chúng ta sẽ tìm thấy giá trị đích thật của cuộc sống, nếu như chúng ta biết khơi dậy tình thương và nở nụ cười. Hãy nói tiếng yêu thương bằng cách biểu lộ lời nói và cử chỉ để hiện thực hóa trái tim yêu thương của mình đến người khác.