Kiến thức
Âm dương trong cư xử
Trong việc cư xử thì lời nói bên ngoài của ta là dương, tâm địa bên trong là âm. Người tâm hiền lành sẽ nói ra những lời nhẹ nhàng, dễ nghe, âm tạo ra dương là vậy.
Tết cổ truyền - bài học yêu thương và hoan hỷ
Cách sống vui vẻ của đạo Phật khủng khiếp quá, nó đạt tới cái tuyệt đối của sự an vui, an nhiên, tự tại, hoan hỷ, cho nên gọi là an lạc. Cũng đạo lý đó thôi, cũng là sống yêu thương và sống vui vẻ thôi, nhưng ông bà ta cho ta ngày Tết để nhắc nhở ta đạo lý đó.
Người niệm Phật còn tham tài, thế giới Cực lạc sẽ không có phần mình
Người ta hỏi chúng ta thế gian này điều gì quan trọng nhất? Người tu Tịnh độ chúng ta nói, Phật A Di Đà quan trọng nhất, ngoài Phật A Di Đà ra đều buông bỏ hết, nhất định được sanh Tịnh độ.
Ảnh hưởng của Phật giáo trong cách đón tết của người Việt
Người Phật tử thấy rằng lễ chùa đầu năm là cơ hội quý báu để trải nghiệm tâm linh và hòa mình vào không khí thiêng liêng đầu năm nơi chốn thiền môn thanh tịnh. Sự trải nghiệm đó có thể làm cho tâm họ nhẹ nhàng và thư thái.
Tu phước không nên chấp tướng, thế nào là chấp tướng?
Nhiều người bố thí, cúng dường rất nhiều tiền, mỗi lần cúng cả mấy chục triệu cho nhà chùa, nhưng họ vẫn vỡ nợ, vẫn phá sản vì sao?
Ta khổ đau không phải do thiếu thốn mà vì mong ước quá nhiều
Trong thực tế, chúng ta khổ đau không phải do thiếu thốn mà vì mong ước quá nhiều, tham vọng quá lớn. Do vậy, giữ tâm chánh niệm khi sáu căn tiếp xúc với sáu trần để không bị lôi kéo, không chạy theo, không đánh mất mình là tránh được lưỡi câu của ác ma.
Chuyển nghiệp nghèo khổ không bao giờ là dễ dàng
Người nghèo lại càng không dám nghĩ đến việc san sẻ bố thí, vì mình còn thiếu trước thiếu sau lấy đâu ra mà chia bớt cho người khác. Thấy ai khổ ráng chịu. Đâu ngờ chính vì không cố gắng san sẻ dù rất ít, mà cứ nghèo mãi.
Bốn nguyên tắc vàng chuyển nghiệp nghèo
Người nào chẳng may đang nghèo thì hãy yên tâm “nghèo cho sạch, rách cho thơm”, giữ gìn phẩm giá thanh cao, không cầu cạnh, không đua đòi, không bao giờ vì cần tiền mà làm chuyện bậy. Thực hiện theo 4 nguyên tắc vàng rồi cuộc đời sẽ ấm êm.
Khi tin nhân quả lòng người sẽ bình an
Nếu kiếp xưa mình đã từng mắc nợ thì bây giờ đến lúc người ta đòi, và mình phải trả. Có nhiều cách trả, có khi mình bị người ta dụ hùn vốn làm ăn rồi sau đó họ cao chạy xa bay. Xét cho cùng thì đây cũng là điều vay phải trả.
Mua xe hơi với chỉ…năm trăm ngàn
Chỉ muốn bỏ ít công sức hành thiện, lại mau thu hoạch được phước báo. Nếu thế, chẳng phải đệ tử Phật đi chùa một thời gian thì đều đã thành tỉ phú, tổng thống, vĩ nhân hết cả rồi sao? Đó là một ảo tưởng, giống như người có mỗi 500 nghìn mà muốn vào cửa hàng mua xe hơi.
Làm chủ phải thương công nhân
Chính những người công nhân quần quật làm việc đó đã giúp công ty phát triển nên phải thương họ, phải chăm sóc đời sống cho họ đầy đủ xứng đáng với công sức họ bỏ ra. Người biết thương công nhân, biết chăm sóc cho đời sống công nhân sẽ có phước được giàu sang đời đời, được làm chủ mãi mãi.
Chánh niệm là nền tảng cho những hành động phản ảnh quyền lực đích thực
Chánh niệm là một nguồn năng lượng và thực tập chánh niệm sẽ giúp ta trở về với giây phút hiện tại để tiếp xúc với sự sống. Phép thực tập này đòi hỏi thời gian và sự nâng đỡ. Thiếu thời gian thực tập và không có môi trường thuận lợi thì khó mà thành công.
Nếu không đủ trí tuệ nhiều khi “giúp người” thành “hại người”
“Vô ngã vị tha” là cách sống của người Phật tử, nhưng không phải “vị tha quá mức” đến độ xen vào cuộc sống và duyên nghiệp của người khác.
Người chân thật niệm Phật là người không tò mò tìm hiểu nhiều thứ
Chân thật mà nói, một người chân chánh giác ngộ, một người hy vọng trong một đời này có thể liễu thoát sanh tử ra khỏi Tam Giới, trong tâm chỉ sợ đối với câu Phật hiệu A Di Đà Phật này chính mình niệm không giỏi mà thôi, thì làm gì còn tâm tư để tìm hiểu cái này cái kia.
Nếu đặt tâm ở đại sự vãng sanh, câu Phật hiệu sẽ không bao giờ gián đoạn
Giả như chúng ta đặt tâm ở đại sự sanh tử, đại sự vãng sanh, tự nhiên câu Phật hiệu sẽ không bao giờ gián đoạn, cho dù người khác không cho bạn niệm, trong tâm của bạn vẫn cứ miên mật, từng câu tiếp nối nhau không ngừng.
Tại sao có sự đắc quả nhanh, chậm khác nhau?
Đức Thế Tôn không dạy chứng quả ngay như thế; mà ngài dạy phải bố thí, cúng dường..., dạy phải học kinh, học kệ thi, học văn phạm, học túc sanh truyện, học phi thường pháp v.v..., thế là sao nhỉ?
Nghiệp báo của ai người ấy tự trả
Sinh tử phiền não của mỗi người, đều phải dựa vào công năng tu hành của chính bản thân để đạt được giải thoát; cho dù thân thiết như cha mẹ, anh em, cũng không thể thay thế cho nhau được. Giống như khi ăn cơm, mình ăn mình no, không ai có thể ăn thay cho mình được.
Điều gì khiến người ta mất ngủ?
Mặc dù, Thế Tôn không cho phép hàng đệ tử ngủ nghỉ quá nhiều, bởi tham đắm sự ngủ nghỉ sẽ chướng ngại tu tập và làm cho con người trở thành biếng nhác nhưng Ngài cũng không tán thành việc ít ngủ để tư duy những việc không cần thiết.
Tâm linh cảm ứng giữa mẹ và thai nhi
Tiết Đình là một nhạc công. Khi mang thai cô bắt đầu có niềm tin chân chánh đối với Phật giáo nên phát tâm nghiêm trì ngũ giới, tập tu theo pháp Phật và quyết định giáo dục thai nhi theo Phật giáo.
Người niệm Phật phải tu hành những điều gì?
Nếu tuy thường niệm Phật, nhưng tâm chẳng nương theo đạo, hoặc đối với cha mẹ, anh em, thê thiếp, con cái, bạn bè, xóm làng chẳng thể tận hết bổn phận thì tâm đã trái nghịch Phật, khó thể vãng sanh!