Kinh Phật
Kinh Mi Tiên Vấn Đáp: Thương yêu cái thân?
Các vị sa môn trong giáo pháp của Đức Thế Tôn chăm sóc cái thân không phải là vì thương yêu, nâng niu, bảo trọng cái thân - mà vì muốn dùng cái thân ấy để tu tập, phát triển giới hạnh.
Kinh Mi Tiên Vấn Đáp: Tướng mạo và phẩm hạnh của người xuất gia
Các bậc xuất gia phải cạo bỏ râu tóc, mặc những thứ vải thô, xấu, lại còn phải nhuộm nước chát cho ố màu đi. Họ còn phải thọ trì nghiêm khắc hai trăm hai mươi bảy giáo điều, mười ba pháp đầu đà khổ hạnh...
Nếu chết mà diệt hết thì thoát khỏi nghiệp
Nếu trên đời này mà trẫm có làm ác, giết người vô số; khi chết, tất cả nghiệp cũng diệt theo; sang cảnh giới mới, trẫm sẽ không bị trả quả do ác nghiệp của mình đã tạo! Chẳng phải thế đâu, đại vương!
Khi chết ngũ uẩn diệt theo
Chúng sanh chết thì ngũ uẩn diệt và thức cũng diệt theo, tâu đại vương. Thế tại sao Đức Thế Tôn có thuyết rằng, chúng sanh hằng đi theo nghiệp của mình và thức sẽ đi tìm cảnh thú tái sanh theo nghiệp ấy.
Phật tối thắng như thế nào?
Đồng ý Phật là tối thượng, tối thắng; nhưng tối thượng, tối thắng như thế nào mới được chứ? Tối thượng, tối thắng là vượt người, là vượt trời; là thầy của chư thiên và loài người, tâu đại vương! Làm sao biết?
Tiền thân Địa Tạng Vương Bồ Tát cứu mẹ thoát địa ngục
Nếu người nào có thể quy kính và chiêm ngưỡng đảnh lễ ngợi khen, cùng dưng cúng những y phục, đồ ăn vật uống, các thứ trân bảo.... Thời người đó, trong trăm nghìn muôn ức kiếp sau, thường ở cõi trời hưởng thọ sự vui thắng diệu.
Phật là tối thượng Tôn bảo
Phật là bậc tối thượng, tối thắng, cao quý vô ngần, thế gian không ai bì được! Điều ấy có đúng chăng? Tâu đại vương, đúng thế. Tại sao đại đức biết? Đại đức vừa xác nhận là chưa thấy ngài kia mà!
Kinh ví dụ con rắn
Đức Phật dạy học chánh pháp cần phải nắm chánh pháp một cách chơn chánh, nếu nắm sai lạc thời sẽ có hại. Như người bắt rắn, nắm cái đuôi thời bị nạn con rắn quay lại cắn; nếu lấy cái nạng đè đầu con rắn và nắm nơi cái cổ con rắn thời tránh khỏi tai nạn.
Lửa địa ngục
Có nhiều vị tỳ kheo đã thuyết cho trẫm nghe rằng: lửa địa ngục nóng hơn lửa thế gian hằng vạn lần. Lại còn đưa ra ví dụ rằng, quăng một cục đá vào đống lửa thế gian, lửa cháy trọn ngày đêm, cục đá vẫn trơ trơ.
Hành tướng của Xúc (Phassalakkhana)
Cũng cùng sanh khởi. Khi nhãn thức sanh, không phải chỉ có xúc tâm sở cùng sanh mà những tâm sở khác cùng biến hành sanh khởi: thọ, tưởng, tư, nhất tâm v.v... như bần tăng đã trình bày cho đại vương nghe rồi.
Hành tướng của tác ý (Cetanalakkhana)
Trong thế gian này, có một số người tác ý làm điều ác, xui khiến kẻ khác làm điều ác; đến khi chấm dứt thọ mạng, họ đọa vào bốn đường khổ và những người làm ác kia cũng rơi vào bốn đường khổ giống nhau.
Kinh bốn loại thức ăn
Kinh Bốn loại thức ăn - đây là những điều tôi đã được nghe vào một thời mà Bụt còn đang ở tại vườn Kỳ Thọ Cấp Cô Ðộc gần thành Xá Vệ.
Nhãn thức và tâm thức (Cakkhu vinnana - Mano vinnana)
Phải chăng nhãn thức và tâm thức quen biết nhau, hoặc giả nhãn thức có nói với tâm thức rằng: "Nếu tôi sanh tại chỗ nào thì anh cũng sanh tại chỗ ấy." Hoặc tâm thức nói với nhãn thức rằng: "Anh hãy sanh trước đi, tôi sẽ nương theo anh mà sanh sau."
Tự nhiên sanh?
Hết thảy mọi sự mọi vật trong thế gian đều y như thế, chẳng có cái gì do tự nhiên sanh, phải cần các yếu tố, điều kiện, kết hợp lại mà thành. Nói cách khác, vạn pháp, muôn loài đều do nhân duyên sanh vậy, tâu đại vương!
Thời gian và không còn thời gian
Thời gian thường trải qua ba thì: quá khứ, hiện tại, vị lai. Quá khứ thì vô thỉ (không có khởi đầu) vị lai thì vô chung (không có chấm dứt), nên nói quá khứ, vị lai đều vô cùng, vô tận; còn hiện tại thì chỉ là cái chớp mắt thoáng trôi, đại vương nên có ý niệm về thời gian như vậy.
Nguyên nhân của thời gian
Tâu đại vương! Có thời gian là vì còn bị pháp hành chi phối, pháp hành là do vô minh mà có. Vậy muốn chấm dứt thời gian thì phải chấm dứt vô minh. Từ vô minh, chúng ta sẽ lần theo tiến trình sanh tử ấy như sau...
Trí và Tuệ (nana-panna)
Trí thuộc về nhận thức, kiến thức, hiểu biết; còn Tuệ là thấy rõ vô thường, khổ não, vô ngã. Trí là thông minh mà Tuệ là sáng suốt, vậy nó khác nhau, tâu đại vương!
Một nhân duyên mà hiện nơi đời
Các đức Phật Thế Tôn vì muốn cho chúng sanh khai tri kiến Phật để được thanh tịnh mà hiện ra nơi đời; vì muốn chỉ tri kiến Phật cho chúng sanh mà hiện ra nơi đời; vì muốn cho chúng sanh tỏ ngộ tri kiến Phật mà hiện ra nơi đời...
Kinh ước nguyện
Đức Phật đề cập đến mười bảy ước nguyện của vị Tỷ-kheo và muốn các ước nguyện này thành tựu, Tỷ-kheo cần phải viên mãn giới luật, kiên trì, nội tâm tịch tịnh, không gián đoạn thiền định, thành tựu quán hạnh, sống tại các trú xứ không tịnh.
Cảm thọ
Tâu đại vương! Trên thế gian này biết bao người đắm đuối trong ngũ dục, trong ác pháp, trược pháp mà họ cứ vẫn nghĩ là vui, là hạnh phúc? Biết bao người làm việc lành, cố gắng lìa xa ngũ dục mà họ cứ vẫn nghĩ là khổ, và họ bảo rằng đấy là khổ thanh cao?