Kiến thức

Phật tử có nên nhận lộc chùa?

Thứ hai, 01/03/2021 04:13

Phật tử cần phân biệt rõ ràng giữa việc thọ dụng vật thực nhà chùa mời hay nhận lộc nhà chùa cho, hoàn toàn khác với lạm dụng của đàn na tín thí cúng dường Tam bảo, tư lợi cho riêng mình.

Hiện nay, các cá nhân, gia đình hay đoàn khách Phật tử phương xa hành hương đến chùa chiêm bái, thăm viếng, nếu có báo trước thì đều được nhà chùa tiếp đón (nếu đến đột xuất thì tùy duyên). Nếu khách thăm viếng, lễ bái và vãn cảnh rồi đi thì nhà chùa mời nghỉ chân uống nước, ăn bánh trái. Nếu Phật tử muốn dùng bữa thì nhà chùa mời cơm chay thanh đạm. Nếu Phật tử có nhu cầu ở lại chùa vài ngày để trải nghiệm sống thiền theo chư tôn đức Tăng Ni thì một số chùa lớn có điều kiện cũng trợ duyên. Và hầu như tất cả sự đón tiếp này đều trên tinh thần tự nguyện sẻ chia, mọi sự đều tùy tâm và tùy duyên (cùng nhau làm việc, có gì dùng nấy), mọi người ai ai cũng đều hoan hỷ.

Theo tinh thần Giới luật của đạo Phật, các loại tài vật khi được mời thỉnh hoặc được cho, tặng, biếu một cách chính đáng là tài vật hợp pháp.

Theo tinh thần Giới luật của đạo Phật, các loại tài vật khi được mời thỉnh hoặc được cho, tặng, biếu một cách chính đáng là tài vật hợp pháp.

Mua vàng ngày vía Thần Tài, liệu có đem lại tài lộc may mắn?

Một số chùa vừa thể hiện đạo tình và vừa phương tiện hoằng pháp nên lúc chia tay thường tặng khách thập phương món quà nhỏ (dân gian gọi là lộc chùa hay lộc Phật), có thể là bao đỏ đựng câu kinh, quyển kinh sách nhỏ, các vật phẩm chùa làm v.v… Hoặc sau những cuộc lễ, các chùa thường có chút lộc Phật như chai nước hay bánh trái gửi biếu thập phương bá tánh. Và hầu hết các Phật tử cũng như khách thập hương đều rất trân quý, hoan hỷ với lộc Phật này.

Theo tinh thần Giới luật của đạo Phật, các loại tài vật khi được mời thỉnh hoặc được cho, tặng, biếu một cách chính đáng là tài vật hợp pháp. Vì thế các Phật tử và khách hành hương được nhà chùa cho, tặng, biếu thì cứ hoan hỷ tùy duyên thọ dụng. Người hữu duyên nhận lộc Phật rồi gieo duyên lành với Tam bảo mà phát tâm hướng thiện là điều rất hay, tất cả đều được phước. Trên một phương diện khác, tài vật cho những chuyến từ thiện do nhà chùa chủ trương đều là của thí chủ, các nhà hảo tâm ủng hộ. Những người nhận sự giúp đỡ, sẻ chia từ nhà chùa tuy nhận của bá tánh nhưng không hề mắc nợ vì người cho, vật cho và người nhận đều trong sạch.

Nếu thọ nhận lộc Phật như mục đích đã nói trên thì chẳng những không mang nợ tín thí mà còn được phước vô lượng.

Nếu thọ nhận lộc Phật như mục đích đã nói trên thì chẳng những không mang nợ tín thí mà còn được phước vô lượng.

Trung ương Giáo hội cứu trợ đồng bào bị bão lụt tại huyện Đại Lộc, Quảng Nam

Do vậy, cần phân biệt rõ ràng giữa việc thọ dụng vật thực nhà chùa mời hay nhận lộc nhà chùa cho, hoàn toàn khác với lạm dụng của đàn na tín thí cúng dường Tam bảo, tư lợi cho riêng mình. Đành rằng vật thực ở chùa là của tín thí, nhưng khi được nhà chùa mời hay ban phát lộc Phật thì chúng ta cứ như pháp tùy duyên thọ dụng và không có gì phải e ngại. Vì thực chất, lộc Phật mang giá trị tinh thần là chính (giá trị vật chất rất nhỏ) và mục đích của sự thọ dụng này là quảng kết thiện duyên mà quy hướng Tam bảo, tu sửa chính mình, phụng sự tha nhân. Nếu thọ nhận lộc Phật như mục đích đã nói trên thì chẳng những không mang nợ tín thí mà còn được phước vô lượng.

loading...